Khám phá vẻ đẹp văn hóa trong các làng nghề Tây Ninh
Mục lục
Tây Ninh không chỉ nổi tiếng về du lịch tâm linh mà còn là điểm đến của các làng nghề truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu về các làng nghề Tây Ninh trong bài viết này.
1. Làng nghề làm Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Nghề làm bánh tráng phơi sương tại Trảng Bàng đã tồn tại hơn 100 năm và trở thành nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Tây Ninh. Khu phố Lộc Du, phường Trảng Bảng là nơi sản xuất chính của loại bánh này. Đặc biệt, vào ngày 13/10/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Du khách trải nghiệm làm bánh tráng phơi sương. Nguồn: Thanh Niên.
Phơi bánh tráng. Nguồn: Mia.
Người dân phải dậy từ 2 giờ sáng để làm bánh tráng kịp phơi sương sớm. Công việc tuy cực nhọc nhưng vẫn được những con người yêu nghề nơi đây lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có gia đình đã nối tiếp nghề làm bánh tráng phơi được được 4 thế hệ.
Địa chỉ: Quốc lộ 22, thuộc địa phận khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng.
2. Làng nghề làm muối tôm Tây Ninh
Muối tôm - món quà ý nghĩa khi đến Tây Ninh, từng được những người phụ nữ gửi cho chồng con ăn trong rừng. Sau này, nhiều người nhận thấy giá trị của muối và bắt đầu làm muối để bán. Hiện nay, nghề làm muối truyền thống ở Tây Ninh đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Muối không chỉ dùng để ăn với cơm nữa mà còn được sử dụng để chấm trái cây. Du khách thấy ngon và mua về làm quà cho người thân. Món quà đặc trưng này trở thành một phần nét độc đáo của ẩm thực Tây Ninh và luôn là điều không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố này.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Tây Ninh hiện có khoảng 37 cơ sở đăng ký thương hiệu hành nghề làm muối ớt chính thức, chủ yếu ở các huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, TP Tây Ninh và một số ít ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu,...
3. Làng nghề làm bột khoai
Bột khoai tây là loại bột được chế biến từ nguyên liệu khoai tây 100% có công dụng tạo độ dính, nở và đặc cho món ăn. Loại bột này được sử dụng khá phổ biến trong các công thức chế biến chè và một số món ăn khác.
Những tấm hình được chụp tại ba hộ gia đình ở xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh.
Nguồn: Tiki.
Trời bắt đầu hửng sáng cũng là lúc các nghệ nhân bắt đầu công việc của mình. Nguồn: VnExpress.
Nguồn: VnExpress.
Nguồn: VnExpress.
Nhìn từ trên cao, những giàn phơi tạo thành một bức tranh rực rỡ. Nguồn: VnExpress.
Sau khi phơi đủ lâu, các tấm bột sẽ được đưa vào máy, cắt thành từng sợi nhỏ. Nguồn: VnExpress.
Sau khi cắt, bột được phơi thêm 1 lần nữa để đảm bảo chất lượng. Nguồn: VnExpress.
Sau đó, bột sẽ được đóng gói vào bao giấy và mang đi phân phối đến các chợ, đại lý,... Nguồn: VnExpress.
4. Làng nghề làm nhang
Nghề làm nhang ở Tây Ninh gắn bó với truyền thống tín ngưỡng tôn giáo từ hơn 90 năm trước đây, khi đạo Cao Đài bắt đầu phát triền. Nghề này phát triển và duy trì tại thị xã Hòa Thành và huyện Dương Minh Châu với sự tham gia của khoảng 300 hộ gia đình. Làng nghề làm nhang được xem là một nét văn hóa độc đáo của Tây Ninh.
Phơi nhang. Nguồn: zingnews.
Địa chỉ: xã Long Thành Nam, thị xã Hoà Thành.
5. Làng nghề chằm nón lá
Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh có lịch sử lâu đời. Hiện nay, các xóm nón lá như khu phố An Phú, phường An Hòa (thị xã Trảng Bàng), phường Ninh Sơn (TP Tây Ninh) đã sản xuất được đa dạng các loại nón như Nón Bài Thơ Huế, nón Bình Định, nón thêu, nón dà, nón thưa... Nghề chằm nón lá không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Tây Ninh, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều gia đình trong vùng.
Nguồn: Làng Nghề Việt Nam
Địa chỉ: phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh và ấp An Phú, An Hòa (Trảng Bom).
6. Làng nghề mây, tre đan
Làng nghề mây, tre đan phát triển hơn 40 năm tại Tây Ninh, đặc biệt là ở 2 phường Long Thành Trung và Long Thành Bắc của thị xã Hòa Thành. Những sản phẩm mây tre đan được làm tinh xảo, kết hợp giữa tay nghề thủ công và kỹ thuật hiện đại. Chúng không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài với nhiều mẫu mã đa dạng, bao gồm bàn, ghế, tủ, kệ, nhà lều...
Làng nghề mây tre đan được ứng dụng máy móc kỹ thuật để tối ưu hóa năng suất. Nguồn: Báo ảnh Việt Nam.
7. Làng nghề mộc
Làng nghề mộc nổi tiếng tại 3 địa phương là thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và TP Tây Ninh. Sản phẩm đồ gỗ ở đây không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn được bán ra ngoài vùng. Các sản phẩm đồ gỗ như giường, bàn ghế, tủ thờ, trường kỳ, kệ sách,... được sản xuất với chất lượng cao từ gỗ nhập khẩu hoặc gỗ địa phương và các tỉnh lân cận.
Nguồn: Báo Tây Ninh Online.
8. Làng nghề đúc gang
Nghề đúc gang tập trung chủ yếu ở ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, thị xã Hòa Thành với khoảng 10 hộ gia đình tham gia. Cụm lò đúc gang này đã tồn tại hơn 60 năm và chủ lò đều có mối quan hệ họ hàng với nhau, đều xuất thân từ xứ Biên Hòa và di cư về địa phương này trước năm 1975. Các sản phẩm đúc gang từ đây được sản xuất với quy mô khá lớn và chất lượng tốt.
Lò đúc gang hoạt động đốt bằng điện trung tần tại cơ sở đúc gang Anh Tuấn. Nguồn: Báo Tây Ninh Điện tử.
Quá trình đúc gang thường tạo ra mùi, ảnh hưởng đến các hộ dân lân cận. Tuy nhiên qua sự phối hợp của chính quyền địa phương, cơ sở đúc gang đã từng bước khắc phục nhằm cải thiện tình hình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
9. Làng nghề rèn
Làng nghề lò rèn ở phố Lộc Trác, thị xã Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Nghề rèn ở đây chỉ thực hiện vào buổi tối hoặc đêm sớm, vì ban ngày quá nóng để làm việc. Người dân ở Lộc Trác có câu "lửa củi bóng tay, còng lưng quai búa" để miêu tả nghề này. Nơi đây từng có nghề rèn nổi tiếng, sản phẩm được bán ở nhiều nơi trong tỉnh, thậm chí có lúc còn được xuất sang Campuchia.
Làng rèn Tân Lộc (xã Tân Lộc, H. Trảng Bàng, Tây Ninh), nơi có hơn 90% thợ rèn người cao tuổi. Nguồn: clip Báo Thanh Niên
- Địa chỉ làng nghề Lộc Trát: ấp Lộc Trát, thuộc xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng.
- Địa chỉ Lò rèn ông Tám Cảnh: xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành.
Các làng nghề của Tây Ninh là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng đất này. Nơi đây vừa là nơi giữ gìn và phát huy truyền thống, vừa là nơi tạo việc làm và nguồn thu nhập cho lao động địa phương. Có những gia đình đã gắn với nghề qua 3, 4 thế hệ. Phải nói rằng, tinh thần nối nghiệp cha ông để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống thật đáng trân trọng. Nếu có dịp đến Tây Ninh, bạn hãy ghé thăm những làng nghề này để tìm hiểu thêm về vùng đất nơi đây nhé.
Các trải nghiệm độc lạ ở Tây Ninh:
Bí mật Tòa thánh Tây Ninh
- Viếng thăm một kỳ quan kiến trúc của Việt Nam và là một công trình đáng kinh ngạc của châu Á!
- Khám phá những công trình trọng điểm và đẹp nhất trong Vùng Đất Thánh và giải mã những bí ẩn sau mỗi vật thể.
- Tìm hiểu vì sao đạo Cao Đài - một tôn giáo xuất phát từ Việt Nam lại có thể thu hút đến hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
- Cảm nhận những nguồn năng lượng tích cực bên trong Tòa Thánh và nạp đầy năng lượng cho bản thân.
Truy tìm báu vật núi Bà Đen
- Viếng thăm quần thể các chùa linh thiêng nhất núi Bà Đen.
- Thử thách thể lực khi phải leo qua hàng trăm bậc thang để chiêm bái các chùa.
- Thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Tây Ninh từ trên cao.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành, lịch sử và văn hóa của vùng đất này.