Chợ Bình Tây- Chợ cổ, giá sỉ của người Hoa ở Chợ Lớn
Mục lục
Bạn đã biết về câu chuyện cảu người sáng lập chợ Bình Tây? Hãy cùng OnTripquest tìm hiểu tất tần tật về khu chợ cổ này nhé.
1. Giới thiệu chợ Bình Tây
Chợ Bình Tây (Chợ Lớn mới) nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười - Lê Tân Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình thuộc quận 6. Chợ này được xây dựng từ năm 1928, là ngôi chợ lớn và có kiến trúc đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m2.
2. Quách Đàm - từ tay trắng đến ông chủ chợ Bình Tây
Quách Đàm có tên thật là Diệm, gốc Triều Châu, Trung Quốc. Trước khi trở thành người giàu có, ông đã từng đi khắp nơi ở khu Chợ Lớn để mua bán ve chai. Ông không có nhà cửa và phải ngủ ở hiên chợ Lớn.
Dù nghèo khó nhưng Quách Đàm vẫn không từ bỏ ý định làm giàu. Ông làm việc cật lực và sau một thời gian, ông đã tiết kiệm được một ít vốn. Ông bỏ nghề buôn bán ve chai và chuyển sang buôn da trâu và vi cá. Quách Đàm đi khắp Sài Gòn và các tỉnh lân cận thu mua mặt hàng này rồi xuất khẩu sang nước ngoài.
Làm ăn phát đạt, ông thuê căn nhà trên đường Hải Thượng Lãn Ông để mở cửa hiệu lớn. Giống như nhiều Hoa kiều ở Sài Gòn, khi buôn bán đều xin chữ để đặt tên hiệu buôn. Quách Đàm được một ông thầy người Tàu viết hai câu: "Thông thương sơn hải - Hiệp quán càn khôn". Hai câu này nhằm chúc việc buôn may bán tốt nên chú Quách rất thích thú và lấy chữ đầu của hai câu là "Thông Hiệp" để đặt tên cho hiệu buôn. Hiện một căn nhà cổ vốn là trụ sở công ty của Quách Đàm trên đường Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn logo hai chữ T & H lồng vào nhau.
Quách Đàm thời trẻ (bên trái)
Vài năm sau, Quách Đàm có được số vốn lớn nên thuê thêm một căn phố ở chợ Kim Biên ngày nay. Ngôi nhà gần con rạch thông ra kênh Tàu Hủ nên chú Quách chuyển sang thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây. Ban đầu buôn nhỏ, sau phát triển to dần và trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất nhì Sài Gòn – Chợ Lớn.
Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, học giả Vương Hồng Sển kể về một trong những chiêu thức làm ăn giúp Quách Đàm phát triển nhanh chóng. Một năm, ông sai mua lúa khắp miền Tây chở về dự trữ trong các nhà kho để xuất khẩu sang nước ngoài. Nhưng do không nắm rõ thông tin thị trường, giá lúa quốc tế giảm mạnh trong năm đó. Với kho lúa hiện tại, Quách Đàm có thể lỗ nặng và phá sản khiến người nhà và nhân viên lo lắng. Nhưng ông vẫn bình tĩnh ra lệnh cho nhân viên tiếp tục mua lúa giá cao hơn các thương lái khác để gom mua hết.
Mặt khác, Quách Đàm gửi thư cho đại diện ở nước ngoài tung tin đồn giá lúa sắp tăng cao. Chiêu thức này của ông khiến các thương lái đua nhau thu mua lúa trong nước với giá cao để kiếm lời. Lúc này, Quách Đàm mới dừng mua lúa và xuất kho ra bán. Kho lúa vơi dần cũng là lúc các nhà buôn khác phát hiện bị lừa.
Trong làm ăn, Quách Đàm có nhiều chiêu thức nhưng trong cuộc sống ông lại được dân chúng yêu quý vì hay giúp đỡ người nghèo. Ông mở quỹ từ thiện và cùng gia đình phân phát khắp nơi.
Nhờ tài kinh doanh, Quách Đàm dần trở thành người giàu có nổi tiếng ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Người Pháp ép buộc ông mua lại các doanh nghiệp sắp phá sản. Nhiều công ty mía đường cũng rơi vào tay ông và dần khởi sắc.
Ông mua khu đất ruộng rộng 17.000 m2 ở Bình Tây (quận 6 ngày nay) để xây dựng khu chợ lớn nhất Nam bộ theo kiến trúc Á – Âu kết hợp. Mọi thiết kế đã chuẩn bị xong thì vào năm 1927, Quách Đàm qua đời. Việc xây dựng dời lại một năm sau và hoàn thành vào năm 1930.
Quách Đàm qua đời và được tổ chức tang lễ hoành tráng với sự tham gia của các quan chức thuộc địa, Trung Quốc và các đối tác làm ăn trong và ngoài nước.
Sau khi qua đời, cơ nghiệp của gia đình Quách được con trai quản lý. Các con của Quách Đàm tiếp tục bảo lãnh các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Trong số đó có "Ngân hàng Đông Dương", nhưng do gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến gia tài của gia đình khánh kiệt.
Gần 100 năm qua, chợ Bình Tây đã phát triển hoành tráng về quy mô và hàng hóa. Dù có siêu thị và trung tâm thương mại mới xuất hiện nhưng chợ Bình Tây vẫn giữ được vị thế của một chợ buôn bán hàng đầu ở TP HCM.
Ngôi chợ sắp được công nhận là di tích kiến trúc cấp thành phố. Với kiến trúc cổ xưa và bề dày lịch sử, chợ Bình Tây ngày càng phát triển theo hướng điểm du lịch và mua sắm của thành phố.
Các trải nghiệm độc lạ ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
3. Kiến trúc chợ Bình Tây
Mặt bằng chợ được quy hoạch trên một quỹ đất rộng, hình chữ nhật, bao gồm 13 cổng (tính cả cổng chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc đậm chất Á Đông.
Bên trong lòng chợ thông thoáng và khang trang hơn hẳn sau khi trùng tu tháng 11/2016. Nguồn: Tuổi trẻ.
Chợ Bình Tây với nhiều lớp mái chồng, lợp bằng ngói, tạo nên kiến trúc độc đáo, cầu kỳ có một không hai ở các chợ Việt Nam. Điều này cũng tạo ra các khoảng không gian thoáng mát cho ngôi chợ.
Mái ngói được trùng tu nhìn từ trên cao. Toàn bộ ngói được đặt ở Bình Dương, có kích thước, hình dáng tương tự như trước khi sửa sang chợ.
Toàn bộ diện tích lợp ngói là gần 11.000 m2, trong đó cứ một mét vuông được lợp 24 viên ngói ngửa và 34 viên ngói úp. Cao điểm, có gần 300 người tham gia sửa chữa chợ. Trước thời điểm bàn giao còn hơn 200 công nhân hoàn thiện các hạng mục cuối.
Bức chạm "Lưỡng long chầu châu" phía trước chợ
Cặp rồng trên mái chợ Bình Tây
4. Chợ Bình Tây bán gì?
Các ngành hàng chủ lực của chợ gồm: bào ngư, vi cá, bong bóng cá, kim châm, các loại nấm… phục vụ nấu ăn; mứt, bánh các loại; quần áo may sẵn, giày dép, túi xách da; đồ gia dụng, bách hóa tổng hợp; trang sức xi mạ, vàng bạc đá quý, v.v...
Các mặt hàng tại chợ rất phong phú và đa dạng về chủng loại, giá cả phù hợp với người có thu nhập trung bình. Hình thức kinh doanh tại chợ chủ yếu vẫn là bán buôn đi các địa phương.
Với diện tích lên tới 25.000 m2, số lượng các sạp hàng trong chợ chắc chắn sẽ khiến bạn “choáng ngợp”. Tính đến nay, khu chợ có tổng cộng 2.300 gian hàng, bày bán trên 30 mặt hàng khác nhau và được phân thành 5 khu rõ rệt.
- Khu tầng trệt (bao gồm cả mặt tiền chợ đường Tháp Mười): Đây là nơi đây bày bán các mặt hàng chén dĩa, đồ sành sứ, nhang đèn, đinh kẽm, nón lá, gia vị khô, tranh ảnh,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các loại túi xách, giày dép, trang sức với mẫu mã bắt mắt tại khu vực này.
- Khu tầng lầu: Tại đây có các gian hàng bán đồ tạp hóa, bánh kẹo, quần áo may sẵn,...
- Khu vực Trần Bình: Nếu muốn mua các loại gia vị tổng hợp, trà, cà phê, hay hải sản tươi ngon, hoa quả, trái cây,...
- Khu vực Lê Tấn Kế: Hàng hoá ở khu vực này chủ yếu là đồ khô dầu mỡ, hải sản khô, trầu cau, rau củ, gia vị,...
Các trải nghiệm độc lạ ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.