Chùa Bà Thiên Hậu - Điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất quận 5

author avatar
Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà là một trong những ngôi chùa đầu tiên được nhắc đến khi nói về sự linh thiêng ở TP Hồ Chí Minh. Hãy cùng tìm hiểu Chùa Bà Thiên Hậu và sự tích cảm động về Bà nhé.

1. Sự tích Bà Thiên Hậu

Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương (“mặc”: im lặng, “nương”: người con gái) sinh vào ngày 23/03/1044 (khoảng 979 năm trước) ở đảo Mi Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Do việc 14 tháng mới được hạ sinh nên bà đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng bà đã bộc lộ được khả năng thiên bẩm ở lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời, đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng.

Trong dân gian lưu truyền nhiều phiên bản khác nhau về sự tích bà Thiên Hậu. Đây là phiên bản được truyền miệng nhiều nhất:

Chuyện kể rằng, một lần người cha và hai anh trai của bà chở muối đi bán đến tỉnh Giang Tây (một tỉnh nằm ở đông nam Trung Quốc) thì giữa đường thuyền lâm bão lớn. Lúc ấy, Lâm Mặc Nương đang trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh. Ngay lúc đó, mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi nên chỉ cứu được hai anh.

Kể từ đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm của Lâm Mặc Nương ngày một lan xa. Sau khi Bà mất lúc 28 tuổi (năm 987), người trong vùng đã lập miếu thờ. Bà trở thành vị nữ thần được ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyên khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.

Ở Việt Nam, người Hoa thờ phụng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu để bày tỏ lòng biết ơn thành kính vì đã phù trợ họ trong chuyến hành trình đi từ Quảng Đông, Trung Quốc tới Việt Nam an toàn và thuận lợi.

Chùa Bà Thiên Hậu

2. Lịch sử ngôi chùa Bà Thiên Hậu

Chùa bà Thiên Hậu (hay miếu Bà) tọa lạc tại khu trung tâm Chợ Lớn, địa chỉ số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất của cộng đồng người Hoa khi đến sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất Đề Ngạn xưa kia (Chợ Lớn ngày nay).

Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành. Hội quán này được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng và được trùng tu nhiều lần.

Được xây dựng vào khoảng năm 1760 (khoảng 263 năm), miếu Bà vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, trầm mặc. Ngày 07/01/1993, nơi này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Người Hoa khi giong thuyền vượt biển từ Trung Quốc đến đất Đề Ngạn làm ăn phải lưu trú buôn bán dài ngày theo mùa gió bằng ghe (thuyền gỗ có mui), thường đi lúc mùa gió Bắc, lúc về mùa gió Nam. Tên ghe có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu để phù hộ cho việc đi trên biển được thuận lợi, bình an.

Họ đến Việt Nam vài tháng mỗi năm, do sinh sống dưới ghe không tiện cho việc sinh hoạt, nên họ lập Hội quán để có nơi cư trú, tiện giao dịch buôn bán và hỗ trợ, hội họp đồng hương. Cạnh Hội quán lập Miếu Thiên Hậu. Càng về sau, cộng đồng người Hoa sinh sống tại Sài Gòn tăng lên, vì thế việc thờ cúng phát triển mạnh mẽ hơn.

Căn cứ vào dấu tích trên một cái chuông bằng gang đúc vào năm 1795 và nội dung bia đá trong Miếu, sau năm 1800, Miếu đã có một đợt trùng tu lớn. Sau đó, các năm 1825, 1842, 1882, 1890, 1996 cũng có những đợt trùng tu lớn nhỏ khác. Dù trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét cổ kính và đặc trưng vốn có trong những chùa linh thiêng ở TP HCM.

Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay

Với việc được công nhận là một di tích cấp quốc gia, ngày nay, Chùa Bà Thiên Hậu là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng ở Chợ Lớn. Ngôi chùa hội đủ các yếu tố du lịch tâm linh: lịch sử, kiến trúc, văn hóa, sự linh thiêng,...

Nếu bạn muốn tự mình khám phá chùa Bà Thiên Hậu cùng các cùng các chùa miếu nổi tiếng linh thiêng khác của quận 5 một cách thú vị và đặc sắc hơn, hãy tham gia tour trò chơi OnTripquest mang tên "Kim Ngọc Mãn Đường"

Tour này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Chợ Lớn cũng như hướng dẫn cách chiêm bái, hành lễ tại các chùa miếu này. Xem chi tiết tour:

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

3. Kiến trúc cổ chùa Bà Thiên Hậu

Chùa có lối kiến trúc tam quan (nghĩa là ba cửa) cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang. Mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc” tạo thành từ tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và chính điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng và có chỗ thoát khói hương. 

Bên cạnh đó, các phù điêu bằng gốm được trang trí trên nóc chùa, mái, hiên cho đến các bàn thờ, vách tường,… tạo nên nét đặc sắc riêng của chùa. Phần nóc chùa được trang trí hoa văn có hình hoa lá, hình người bằng gốm sứ do hai lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Vào trong sân chùa, bạn sẽ thấy có hai con lân đá được chạm từ một khối đá nguyên rất ấn tượng.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chính điện có gian thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được tạc từ gỗ nguyên khối cao 1m. Trên trang thờ Bà có 3 tượng lớn: tượng cao nhất dùng vào dịp vía bà, cung nghinh ra sân cho bà ngự lãm lễ hội; tượng giữa đặt trên trang thờ và tượng dưới cùng dùng đặt vào kiệu đưa đi diễu hành quanh các khu phố vào ngày lễ hội. Bên tả là Long Mẫu Nương Nương (vị thần biển) và bên hữu là Kim Hoa Nương Nương (nữ thần chủ quản việc sinh đẻ).

chùa Bà Thiên Hậu

(Tượng Bà Thiên Hậu trong chính điện. Nguồn: VnExpress)

Tại gian chính điện còn đặt 2 đại hồng chung (chuông lớn) bằng gang: có niên đại 1795 và 1850. Trong "Thiên Hậu cung" có đặt một thuyền gỗ ở góc, treo cờ ghi 4 chữ "phổ độ chúng sanh", dùng dâng cúng Bà vào ngày vía hàng năm.

chùa Bà Thiên Hậu

Hai bên trang thờ Bà còn đặt trang thờ Kim Huê nương nương bên phải và Long Mẫu nương nương bên trái. Gian phụ cũng đặt thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài. Tủ kính lớn gian chính điện đặt tượng Bát Tiên và tướng lịnh của Ariès ký tên: cấm các binh sĩ Pháp, Y-Pha-Nho phá phách miếu – được lưu giữ từ năm 1860.

Tiền điện đặt hai trang thờ hai bên cửa vào. Bên trái thờ Thần Cửa (Môn Quan Vương Tả), bên phải thờ Phúc Đức Chánh Thần. Tại đây cũng có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh trên sóng nước.

Trong chùa Bà Thiên Hậu hiện còn khoảng 400 hiện vật cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 10 bức hoành phi (bức thư họa, tranh chữ, được dùng rộng rãi trong dân gian tại các công trình đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở), 23 câu đối và 41 tranh nổi,… Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế.

Ngoài ra, chùa còn có các pháp khí do người Hoa dâng cúng như: đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch,... (Pháp khí - còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ, đạo cụ – hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các dụng cụ dùng để tu chứng Phật pháp, thực hành các loại pháp sự để dâng pháp cúng dường,... trong chùa viện Phật giáo. Hoặc các loại công cụ mà chúng Tăng sử dụng trong tư pháp và tu hành hàng ngày.)

Theo tìm hiểu, toàn bộ vật liệu của ngôi chùa đều được nhập từ Trung Quốc. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn.

Xem thêm: Tour Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà

4. Lễ hội tại chùa Bà Thiên Hậu

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu được (ngày vía Bà) tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm được xem là ngày hội chính của chùa. Các hoạt động sẽ diễn ra như: Đêm 22 sẽ diễn ra Lễ tắm Bà; sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp đẽ diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa (múa rồng, múa lân, múa sư tử) các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn, múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt.

chùa Bà Thiên Hậu

(Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau)

Một lễ hội rất quan trọng khác của người Hoa đó là Tết Nguyên tiêu. Vào ngày này, đông đảo người dân đến Chùa Bà thiên Hậu cúng bái để bày tỏ lòng thành, cầu bình an cho năm mới cho bản thân và gia đình trong không gian thiêng liêng nghi ngút khói hương.

Chùa Bà Thiên Hậu

5. Xin xăm tại chùa Bà Thiên Hậu

Tục xin xăm xuất phát từ Trung Quốc, mỗi thẻ xăm sẽ có “bài thẻ” dự đoán vận mệnh và tương lai gần của người xin. Theo phong tục cũ, người dân sau khi dâng lễ xong tại chùa xong, sẽ lắc mạnh ống gỗ đựng các quẻ xăm (thẻ xăm) cho đến khi một chiếc thẻ rơi ra ngoài. Khi đó, người rút thẻ sẽ chọn lấy chiếc thẻ xăm đó và nhờ thầy trong chùa giải thích.

Những quẻ thẻ thường làm bằng tre có ghi số hiệu hoặc ghi một câu ngắn gọn bằng tiếng Hán. Nội dung trong các quẻ thẻ nói về bản mệnh (bản thân người rút thẻ); gia trạch (nói về gia đình người rút quẻ thẻ); hành vân (nói về công việc đi làm ăn xa); cầu danh (nói về con đường công danh trong năm mới); thất vật (xem có bị mất mát gì không); hôn sự (nói về con đường tình duyên),…

Vào ngày đầu năm mới, người dân đến chùa, miếu và thường xin xăm xem vận hạn trong năm. Lâu dần, xin xăm đã trở thành nét đẹp văn hóa mỗi dịp tết đến, xuân về. Bạn có thể xin xăm tại chùa Bà Thiên Hậu nếu tò mò về tương lai của mình, cũng như một nguồn tham khảo để chuẩn bị lên kế hoạch cho những việc lớn trong năm.

Chùa Bà Thiên Hậu

Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP HCM

Giờ mở cửa: sáng 06:30 - 11:30, chiều 13:00 - 16:30 (các ngày lễ thời gian có thể sẽ thay đổi)

6. Những lưu ý khi đến chùa Bà Thiên Hậu

Trang phục: Khi đến những nơi linh thiêng, bạn nên chú ý trang phục của mình: Nên ăn mặc lịch sự, độ rộng và dài phù hợp, màu sắc nhã nhặn. Tránh những trang phục thiếu vải, phản cảm.

Hành vi: Khi đến những nơi thờ phụng tâm linh như nhà thờ, đền, chùa, miếu,... bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ồn. Nên chuyển điện thoại sang chế độ rung để không làm ảnh hưởng đến người khác và phá vỡ bầu không khí linh thiêng, tôn nghiêm tại những nơi này.

Bài viết này đã cho bạn biết sơ lược, cũng như lý giải về sự linh thiêng của chùa Bà Thiên Hậu tại quận 5, Sài Gòn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình khám phá chùa Bà Thiên Hậu cùng các  cùng các chùa miếu nổi tiếng linh thiêng khác của quận 5 bằng cách tham gia tour trò chơi OnTripquest.


Các trải nghiệm độc lạ ở Thành phố Hồ Chí Minh:

quest cover
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
5.0
78 đánh giá
  • Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
  • Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
  • Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.

 

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

quest cover
Điệp vụ Opium
4.9
17 đánh giá
  • Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
  • Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
  • Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
  • Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.

 

quest cover
Phúc Thần Gia Định
5.0
2 đánh giá
  • Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
  • Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
  • Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
  • Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
Chia sẻ ngay
app ontripquest on mobile
Bắt đầu khám phá thành phố theo một cách khác!

Ứng dụng là "hướng dẫn viên" của riêng bạn. Dễ dàng tiếp nhận những thông tin đặc sắc tại mỗi nơi bạn đến thông qua loạt manh mối đầy thú vị.

qr download ontripquest

hoặc