Con ma nhà họ Hứa có thật không? Giai thoại và sự thật
Mục lục
Nằm trong lòng Sài Gòn, tòa biệt thự lộng lẫy của gia tộc họ Hứa đã tồn tại suốt gần 100 năm với những bí mật khó lường khiến nhiều người cảm thấy tò mò và sợ hãi mỗi khi nhắc đến những câu chuyện kỳ quái liên quan đến địa điểm này. Cùng OnTripquest khám phá giai thoại rùng rợn về "Con ma nhà Hứa" và tìm sự thật "Con ma nhà họ Hứa có thật không?" trong bài viết này nhé.
1. Gia tộc giàu nhất Đông Dương
Căn biệt thự kiểu Pháp nằm liền kề nhau theo vòng cánh cung từ ngã ba Nguyễn Thái Bình đến Phó Đức Chính tại Sài Gòn được xây dựng bởi Hứa Bổn Hòa, một trong những vua bất động sản của Việt Nam thời Pháp thuộc. Thông tin cho thấy căn biệt thự chỉ là một phần rất nhỏ trong hơn 20.000 căn nhà mà ông sở hữu thời bấy giờ.
Người dân tại Sài Gòn quen miệng gọi Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa) là chú Hỏa. Gọi riết thành quen, lâu dần thành đường chú Hỏa, phố chú Hỏa, ngã ba chú Hỏa. Tất nhiên không có con đường hoặc khu phố nào được đặt tên như vậy. Tất cả chỉ là do người dân quen miệng gọi mà nên.
Mặc dù có rất nhiều giai thoại xung quanh gia đình của Chú Hỏa, nhưng giai thoại nổi tiếng nhất và khiến người Sài Gòn luôn hoài nghi mỗi khi nhắc đến là về "con ma nhà họ Hứa" - tấn bi kịch của cô tiểu thư xinh đẹp Hứa Tiểu Lan.
Theo tài liệu còn truyền lại, chú Hỏa chỉ có ba người con trai và không có con gái nào. Các con của ông đều chú trọng vào việc hỗ trợ kinh doanh của cha và các dịch vụ khác. Các con cháu của ông sau này tiếp tục cai quản gia sản cha ông và kinh doanh ngày một phát triển. Sau đó, những hậu duệ của chú Hỏa chuyển hướng ra nước ngoài và đến trước 30/4/1975 không còn con cháu nào của dòng họ này ở lại Việt Nam.
2. Giai thoại về bi kịch của nhà họ Hứa
Lời đồn cho rằng, chú Hỏa là người cha của ba người con trai và một cô con gái út xinh đẹp tên là Hứa Tiểu Lan, được ông rất mực cưng chiều. Vào năm con gái chủ Hóa đã tuổi trăng tròn, vị tiểu thư này mắc phải căn bệnh phong cùi. Vốn rất yêu thương cô con gái út, nên chú Hỏa đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để chữa chạy cho con. Thế nhưng y học thời bấy giờ chưa phát triển, căn bệnh của Tiểu Lan xem như vô phương cứu chữa.
Tiểu thư họ Hứa, nguyên là một cô gái quý tộc, bỗng nhiên bị mắc phải bệnh phong cùi, khiến cho người ta sợ hãi và xa lánh. Để tránh bị tiết lộ về tình trạng sức khỏe của con gái, ông Hứa đã giam cô ấy trong một căn phòng tối tăm ở tầng cao nhất của biệt thự. Mỗi ngày, những người sống trong biệt thự đưa cho cô ấy thức ăn và quần áo thông qua một khe nhỏ trên cửa. Hơn nữa, tất cả đầy tớ trong nhà đều bị yêu cầu phải đi lùi và không được nhìn thấy tiểu thư.
Tiểu thư Hứa luôn khóc lóc trong cô đơn và tuyệt vọng, và người dân Sài Gòn thời đó thường vội vã đi qua tòa biệt thự mà không nhìn lên vì sợ gặp ánh mắt ghê rợn của vị tiểu thư ấy.
Sau một thời gian dài sống trong căn phòng tối của biệt thự, tiểu thư Hứa đã qua đời. Chú Hoả, cha của cô, không muốn chia tay với con gái của mình, vì vậy ông quyết định không cho khâm liệm và đặt thi hài của cô vào một quan tài bằng đá, với nắp đậy là một tấm kính dày 5cm. Mỗi ngày, vẫn có một bà vú mang thức ăn lên phòng và chăm sóc như thể cô tiểu thư vẫn còn sống.
Vào ngày giỗ đầu của tiểu thư, chú Hỏa đặt may một bộ áo đầm trắng, mua con búp bê biết nháy mắt và một dĩa cơm gà để cúng. Sau khi khách ra về, bà vú lên phòng dọn dẹp như thường lệ, thì bỗng nhiên bà hét lớn rồi chạy như ma đuổi xuống dưới, miệng liên tục nói: "Cô chủ về! Cô chủ về!".
Trong căn phòng tối om, nắp quan tài bằng kính đã bị mở, con búp bê đứng trên nó, đôi mắt nhấp nháy liên tục, đĩa cơm gà cúng thì chỉ còn một nửa, mặc dù các cửa phòng vẫn được khóa chặt từ sáng. Gia đình họ Hứa đã biết đó là dấu hiệu của điềm xấu, vì vậy họ đã dùng một cách bí mật chôn thi hài của tiểu thư ở một nơi xa thành phố.
Từ đó, mỗi đêm khi trời tối, người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng khóc than ghê rợn từ căn phòng tối của cô tiểu thư không may. Người ta vẫn thường rỉ tai nhau về bóng ma trắng lướt qua các cánh cửa của ngôi biệt thự, rồi đến hành lang và những âm thanh khiếp đảm vang vọng trong bóng đêm và cả những giấc mơ của những người từng qua đêm tại ngôi nhà.
Chú Hỏa - người gắn liền với với giai thoại "Con ma nhà họ Hứa" - là một trong những vị tỷ phú tay trắng làm nên cơ đồ được nhắc đến trong game-tour đặc biệt của ứng dụng OnTripquest. Đây là tour du lịch tự túc khám phá khu vực quận 1 ở Tp Hồ Chí Minh, qua chuyến đi, bạn có dịp tìm hiểu những câu chuyện kinh doanh đặc sắc của những nhân vật lừng lẫy một thời. Hãy rủ bạn cùng khám phá các giai thoại khác về các vị tỷ phú Sài Gòn xưa thông qua tour đang bán chạy nhất của OnTripquest nhé!
>> Xem nội dung tour:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
3. Sự thật về giai thoại - Con ma nhà họ Hứa có thật không?
Sau khi Giải phóng miền Nam, gia tộc họ Hứa di tản sang Pháp để sinh sống. Ngôi dinh thự này được quân Giải phóng vào tiếp quản, đến năm 1987 thì dùng làm nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Tất cả các căn phòng trong biệt thự được tận dụng làm phòng triển lãm, tuy nhiên vẫn có một số căn phòng được đóng kín không sử dụng và dán niêm phong cẩn thận. Và giờ hoạt động của Bảo tàng khá ngắn, từ 8:00 đến 17:00 mỗi ngày.
Có thể nhận thấy rằng tòa biệt thự được xây dựng năm 1929, sau khi Chú Hỏa qua đời vào năm 1901. Nghĩa là tòa biệt thự này được con trai ông xây lại trên nền tòa biệt thự cũ, vì vậy sự thiếu vắng căn phòng của Hứa Tiểu Lan là có thể lý giải được.
Mặc khác, theo một số ghi chép vào năm 2006, Eddie Hui-Bon-Hoa, con cháu của Chú Hỏa, khẳng định rằng ông chỉ có ba người con trai và không có bất kỳ người con gái nào. Các người con trai của ông mang tên là Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa).
Tuy có những lời đồn đoán về sự tồn tại của cô con gái út của ông Hứa, nhưng không ai có thể xác nhận chính xác về điều này. Có thể rằng bí mật ấy sẽ mãi mãi được giấu kín. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của gia đình chú Hỏa cho Sài Gòn. Những công trình và di sản mà họ để lại vẫn luôn được người dân đất Sài Gòn kính nể và tự hào.
Dù sao đi chăng nữa, những giai thoại trên cũng đã dần lui về quá khứ cùng với nấm mồ của chú Hỏa và người con gái xấu số. Dinh thự vẫn tồn tại và được đưa vào sử dụng với một mục đích khác. Nó đã được biến đổi thành một trung tâm nghệ thuật, trưng bày các tác phẩm mỹ thuật và trở thành Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, một trong những địa điểm được yêu thích nhất để "sống ảo" cho giới trẻ.
Các trải nghiệm độc lạ ở thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.