Cực lạc Thái Bình - Nghĩa địa thơ độc nhất vô nhị
Mục lục
Ít người biết rằng ở Tây Ninh có một khu nghĩa trang vô cùng rộng lớn chỉ dành riêng cho tín đồ đạo Cao Đài, có tên gọi "Cực Lạc Thái Bình".
1. Giới thiệu về Cực Lạc Thái Bình
Nghĩa trang Cực Lạc Thái Bình nằm giáp ranh giữa hai xã Bàu Năng và Ninh Thạnh (Dương Minh Châu, Tây Ninh), thành lập từ năm 1927. Khoảng 60.000 ngôi mộ tại nghĩa địa Cực Lạc Thái Bình (Tây Ninh) được chạm khắc thơ nhiều thể loại thơ: tự do, song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt… trên bia.
Lúc đầu, nơi đây chỉ có mấy ngôi mộ không chủ nhân trong cánh đồng hoang vắng, dần dần sau này nơi đây đã được quy hoạch lại rộng 58 ha (héc-ta).
Thơ trên mộ cũng có từ rất lâu. Khoảng 20 năm trước, có một ông thơ ca tài hoa sống ở vùng này. Ông rất yêu vợ và khi vợ qua đời được an táng ở nghĩa địa, ông luôn tới thăm mộ vợ mỗi chiều, khóc lóc và thơ thẩn. Rồi ông dùng sơn viết những câu thơ tràn đầy tình cảm lên mộ vợ. Nhiều người bắt chước ông từ đó.
Có người kể rằng ngôi mộ đầu tiên có thơ là của một người ham mê thơ ca. Khi sắp chết, ông nhờ vợ con gửi thơ cho ông vào ngày giỗ hàng năm. Sau khi ông mất, vợ ông khắc một bài thơ lên bia gỗ.
Một câu chuyện khác cũng rất cảm động. Một người chồng do nghi ngờ vợ ngoại tình nên tự sát, nhà chồng không cho vợ làm lễ tang. Đêm khuya, người vợ trốn ra bia mộ và dùng thơ để thanh minh cho mình: Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay".
2. Nguồn gốc những bài thơ trên bia mộ
Ông Phạm Văn Lộc, người quản trang khu nghĩa địa Cực Lạc Thái Bình, là một trong những người nổi tiếng viết thơ bia mộ. Ông Lộc từng có bài thơ khóc con: “Tre già chịu cảnh khóc măng non/ Tiếng nói con thơ nay chẳng còn/ Một phút rủi ro vì mạng số/ Chỉ còn rơi lệ để tiễn con”.
Bài thơ này gây ấn tượng mạnh và nhiều người tìm đến ông Lộc để nhờ viết thơ. Hầu hết những câu thơ trên bia mộ ở Cực Lạc Thái Bình là lấy ý từ ca dao, hò vè, truyện Kiều, Lục Vân Tiên… rồi biến tấu cho phù hợp với tình cảm và hoàn cảnh của người đã khuất.
Có bài do người thân của người quá cố tự viết hoặc do người ta làm sẵn trước khi qua đời và yêu cầu khắc lên bia mộ. Khi có yêu cầu, Ban quản lý sẽ chỉnh sửa cho đúng vần, đúng luật. Ban quản lý còn tập hợp, biên soạn thành từng tập thơ theo những chủ đề khác nhau, mỗi tập có từ 200 đến 300 bài thơ để người nhà người chết chọn. Ngay cả thợ hồ, thợ khắc bia, ai cũng có sẵn vài chục bài thơ để khắc vào bia khi có yêu cầu.
Qua những vần thơ, người xem có thể hiểu hơn về cuộc sống, về lòng người trần tục. Từ lời thơ của người sống dành cho những linh hồn đã phần nào nói lên cuộc đời, thân phận lúc sinh sống của họ. Hơn nữa, người tới viếng cảm nhận được cái gọi là “thái bình” ở đây, bên cạnh những người đã vào cõi cực lạc.
Những người chăm sóc, nhang khói cho các phần mộ ở đây, trồng hoa,... không quy định giá cả, các thân nhân có thể trả công bao nhiêu tùy ý.
3. Những dịp tảo mộ
Những ngày cuối tháng Chạp (âm lịch) là thời điểm tảo mộ của người dân Tây Ninh. Nhiều người đem theo các dụng cụ dọn dẹp và chăm sóc phần mộ của thân nhân mình.
Theo phong tục, cứ vào tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân sẽ đi tảo mộ, dọn dẹp sạch sẽ mộ phần và tưởng nhớ tổ tiên. Đây cũng là dịp thuận tiện nếu gia đình muốn sửa sang, cải táng đều có thể thực hiện vào thời gian này.
Trong truyện Kiều có câu rằng: "Thanh minh trong tiết tháng Ba - Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu. Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày.
4. Những lưu ý khi đến nghĩa trang Cực Lạc Thái Bình
- Mặc trang phục lịch sự, nhã nhặn.
- Giữ trật tự, nghiêm trang, không đùa giỡn. Nếu có trẻ em đi theo, hãy trông chừng các em.
- Giữ vệ sinh chung, để rác đúng nơi quy định.
- Cẩn thận khi đốt hương (nhang), tránh gây cháy.
- Không nên nhìn vào các di ảnh và bàn tán.
Cực lạc Thái Bình là nơi yên nghỉ của các tín đồ đạo Cao Đài. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nghĩa trang này và những bài thơ trên mộ ở nơi đây.
Các trải nghiệm độc lạ ở Tây Ninh:
Bí mật Tòa thánh Tây Ninh
- Viếng thăm một kỳ quan kiến trúc của Việt Nam và là một công trình đáng kinh ngạc của châu Á!
- Khám phá những công trình trọng điểm và đẹp nhất trong Vùng Đất Thánh và giải mã những bí ẩn sau mỗi vật thể.
- Tìm hiểu vì sao đạo Cao Đài - một tôn giáo xuất phát từ Việt Nam lại có thể thu hút đến hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
- Cảm nhận những nguồn năng lượng tích cực bên trong Tòa Thánh và nạp đầy năng lượng cho bản thân.
Truy tìm báu vật núi Bà Đen
- Viếng thăm quần thể các chùa linh thiêng nhất núi Bà Đen.
- Thử thách thể lực khi phải leo qua hàng trăm bậc thang để chiêm bái các chùa.
- Thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Tây Ninh từ trên cao.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành, lịch sử và văn hóa của vùng đất này.