Đàn Nam Giao - Di sản triều Nguyễn
Mục lục
Khám phá vẻ đẹp lịch sử và tâm linh của Đàn Nam Giao: một công trình đặc biệt tại Huế. Tìm hiểu về ý nghĩa và cấu trúc độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao là một trong những di tích văn hóa lịch sử quan trọng của vương triều Nguyễn, tọa lạc tại phường Trường An, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, cách Đại Nội Huế 5 km. Được xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long, Đàn Nam Giao mang trong mình sự hào quang và ý nghĩa tôn kính triều đình. Đây là nơi diễn ra lễ tế quan trọng mang tên "Lễ tế Đàn Nam Giao", được xếp vào hàng đại tự trong nghi lễ cung đình của triều Nguyễn.
Đàn Nam Giao được xây dựng với mục đích phục vụ cho việc tế trời của các vua thời xưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
- Địa chỉ: phường Trường An, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Sáng: 7h30 - 12h. Chiều: 13h30 - 17h.
- Giá vé: Người lớn: 30.000 VNĐ/người; trẻ em (<1,3m): Miễn phí.
Lịch sử hình thành của đàn Nam Giao qua các năm:
- Năm 1806: Công trình bắt đầu được xây dựng.
- Ngày 27/03/1807: Vua Gia Long tổ chức buổi đại lễ tế đầu tiên tại đàn Nam Giao.
- Từ năm 1807 - 1885: Suốt 79 năm, lễ tế tại đàn Nam Giao được tổ chức vào mùa xuân hằng năm.
- Từ năm 1886 - 1890: Tễ tế dừng tổ chức.
- Từ năm 1891 - 1945: Lễ tế đàn diễn ra 3 năm một lần.
- Vào ngày 23/03/1945: Buổi tế lễ cuối cùng của nhà Nguyễn tại đàn Nam Giao được thực hiện.
- Từ tháng 8/1945: Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, đàn tế Nam Giao cũng bị chiến tranh tàn phá.
- Năm 1977: Xây đài tưởng niệm liệt sĩ trên nền của Viên Đàn cũ.
- Năm 1992: Đài tưởng niệm được di dời, đàn Nam Giao được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện công tác tôn tạo, trùng tu.
- Năm 1993: Đàn Nam Giao được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
- Năm 1997: Công trình chính thức được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
2. Cấu trúc đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao rộng 10 ha gồm Giao đàn và nhiều công trình phụ khác như: Trai cung (nơi vua lên tạm trú vài ngày để chay tịnh trước khi tế), Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), một số nhà tạm thời bằng gỗ, lợp tranh chỉ dựng lên trong những ngày tế lễ.
Đàn gồm 3 tầng. Tầng trên cùng hình tròn tượng trưng cho trời, tầng giữa hình vuông tượng trưng cho đất và tầng dưới cùng cũng hình vuông tượng trưng cho người. Bao bọc xung quanh đàn là một rừng thông xanh do vua và các quan trồng.
Chân đền nhìn từ xa
Nơi đặt bàn thờ và lọng trước đàn Nam Giao.
Một số công trình phụ của đàn Nam Giao vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
3. Thời điểm làm lễ tế tại đàn Nam Giao
- Ngày xưa
Trong thời kỳ của vua Gia Long, mỗi năm triều đình chọn một trong ba ngày tốt vào mùa xuân để tiến hành lễ tế. Tuy nhiên, từ thời vua Đồng Khánh (1888), lễ tế được tổ chức sau ba năm, theo chu kỳ Tí, Mão, Ngọ, Dậu.
Khi diễn ra lễ tế, vua đội mũ xung thiên, áo bào, đeo đai ngọc và xiêm màu vàng cử hành lễ tế. Các quan bộ lễ dẫn đường đi trước. Trước ba ngày lễ tế, không được phê hết án, không có sự giết chóc hay sinh sát để thể hiện lòng kính trọng.
Đến dịp tế lễ, trên các tầng đàn, những tòa nhà lớn bằng vải sẽ được dựng lên với những màu sắc khác nhau để che mưa nắng cho khu vực đặt các án thờ. Nếu tòa nhà che ở đàn trên được lợp vải xanh gọi là Thanh ốc ứng với màu của trời, thì tòa nhà che ở đàn giữa lại được lợp vải vàng gọi là Hoàng ốc ứng với màu của đất.
- Ngày nay
Chính quyền tỉnh đã cử hành lễ tế đàn Nam Giao vào ngày 27/4, tại đàn Nam Giao phường Thủy Xuân (TP Huế). Lễ tế được tổ chức trước khi khai mạc Festival Huế lần thứ X.
Một số hình ảnh trong lễ tế:
Trong bộ trang phục long trọng, với áo dài màu vàng rực, khăn đống, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và là Trưởng ban tổ chức Festival Huế lần thứ X - đã chủ trì buổi lễ tế. Đông đảo các lãnh đạo địa phương đã cùng tham dự.
Trong lễ tế sẽ có tấu nhạc 9 lần theo quy định.
Theo lễ xưa của triều Nguyễn, các phẩm vật dùng trong lễ tế phải có 30 mâm xôi ở đàn tròn, 40 mâm xôi đàn vuông. Đàn tròn dùng con trâu non, đàn vuông dùng con trâu đực. Tam sinh trong lễ tế phải có trâu, dê và lợn.
Hai bên tả hữu của đàn sẽ có đội múa, mỗi bên văn múa, vũ múa có tám hàng.
Sau lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn dưới thời vua Bảo Đại vào năm 1945, tại kỳ Festival thứ 3 vào năm 2004, lễ tế đàn Nam Giao được tỉnh Thừa Thiên Huế khôi phục với đoàn rước có voi, ngựa từ Đại Nội đi bộ sang đàn Nam Giao, người chủ tế là diễn viên giả vua, sau này các lãnh đạo thay nhau làm chủ tế.
Sau lễ tế, hàng trăm người dân Huế đã vào đàn thắp hương, cúng bái.
4. Các địa điểm tham quan gần đàn Nam Giao
- Điện Hòn Chén: núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Lăng Minh Mạng: núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, Thừa Thiên Huế
- Cung An Định: số 179B Phan Đình Phùng, phường Đệ Bát, TP. Huế
Đàn Nam Giao không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tôn nghiêm và tình yêu đối với văn hóa dân tộc. OnTripquest hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về Đàn Nam Giao và khám phá những điều kỳ diệu của di sản văn hóa này. Hãy dành thời gian để trải nghiệm lễ tế tại Đàn Nam Giao khi bạn đến Huế, và chắc chắn rằng bạn sẽ được chạm vào những giá trị văn hóa đích thực.
Các trải nghiệm độc lạ ở Huế:
Huế - Nhiệm vụ đặc biệt
- Chiêm ngưỡng những công trình mang tính biểu tượng cho cả một vùng đất như ga Huế, cầu Trường Tiền, trường Quốc Học,...
- Check in nơi Vua hề Charlie Chaplin từng lưu trú và nơi được bình chọn là "1 trong 100 địa điểm ẩm thực nên thưởng thức trước khi lên thiên đường".
- Thưởng ngoạn bờ Nam sông Hương, cảm nhận hơi thở hiện đại vừa đối nghịch vừa hòa quyện với nét đẹp cổ kính của bờ Bắc.
- Tìm hiểu văn hóa, lịch sử và kiến trúc đặc trưng của xứ Huế.
- Tìm hiểu quá khứ của thành phố và khám phá tương lai của nó.