Đình Minh Hương Gia Thạnh - Ngôi đình cổ tại TP HCM
Mục lục
Đình Minh Hương Gia Thạnh là một trong những Di tích kiến trúc-nghệ thuật lâu đời tại TP HCM. Hãy cùng OnTripquest tìm hiểu về lịch sử và những nét đặc sắc của đình làng này trong bài viết này nhé.
1. Giới thiệu về Đình Minh Hương Gia Thạnh
Đình tọa lạc tại địa chỉ 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong những nơi thờ tự của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
- Thời gian tham quan: 8:00 -12:00
- Giá vé tham quan: miễn phí
Mặt tiền Đình Minh Hương Gia Thạnh. Nguồn: VnExpress.
Nguồn gốc tên gọi
Thế kỷ XVII, nhiều người Hoa lưu vong sang Việt Nam do nhà Minh bị nhà Thanh thay thế ở Trung Quốc. Cái tên Minh Hương là ghép của triều Minh, còn "Hương" nghĩa là làng. Minh Hương là "làng của người Minh" và được dùng để gọi cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.
2. Kiến trúc Đình Minh Hương Gia Thạnh
Mái được lợp bằng ngói lưu ly - loại ngói phổ biến trong kiến trúc đền, chùa, miếu,...
Nguồn: VnExpress
Ban đầu đình chỉ có một tầng. Năm 1962 xây thêm một lầu trên chính điện. Trên đỉnh mái của cả hai tầng đều có tượng lưỡng long tranh châu.
Trên đỉnh mái ngói có nhiều hàng dài, trang trí một số tượng to nhỏ khác nhau, phong phú thể loại. Loại hình này gọi là "tiếu tượng". Mỗi tượng thể hiện một nhân vật, câu chuyện như: Cá chép hóa rồng, ông Nhật bà Nguyệt, Kim Đồng - Ngọc Nữ, các tuồng tích của Trung Quốc...
Hệ tiếu tượng ở đình Minh Hương có từ năm 1901, được làm chủ yếu bằng gốm, chế tác tinh xảo. Những tượng ở đây được sản xuất bởi các nghệ nhân của dòng gốm Cây Mai, một thời nổi tiếng ở Nam bộ.
Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối, phần lớn được làm từ đầu và giữa thế kỷ 19. Đình Minh Hương hiện còn lưu giữ 25 bức hoành phi, 29 câu đối, tập trung nhiều nhất ở gian võ ca.
Đình có gian thờ Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức (là hai người Minh Hương làm quan đến chức Thượng thư, cùng với Lê Quang Định hợp thành "Gia Định tam gia", một nhóm nổi tiếng về văn học và sử học).
3. Lễ hội Đình Minh Hương Gia Thạnh
Hàng năm, theo thứ tự ngày tháng Âm Lịch, Đình Minh Hương Gia Thạnh lần lượt tổ chức cúng tế nhiều lần như sau:
Tháng Giêng:
- Mùng Bảy Tết: Cúng Xuân Thủ (đầu năm)
- Ngày 16: Cúng Kỳ Yên
Tháng Ba: Ngày 19, cúng vía Bà
Tháng Năm: Ngày 5, cúng Đoan Ngọ
Tháng Sáu: Ngày 29, cúng kỵ cơm cho ông Trương Công Sĩ, một ân nhân lớn của Hội
Tháng Bảy:
- Ngày 11, cúng Tam Kế Hiền, ba vị Hội viên là các ông Vương Quan Trân, Kha Văn Lân và Khương Thành Nguyên đã đứng ra vay tiền để mua giùm cho Hội dãy phố Tân Long
- Ngày 16: cúng kỵ cơm bà Trương Công Sĩ
Tháng Tám: Ngày 15, Trung Thu
Tháng Mười: Ngày 16, cúng Tạ Thần
Tháng Mười Hai:
- Ngày 16: cúng Tạ Tĩnh
- Ngày 24: cúng Đưa Thần
- Ngày 25: cúng Tảo Mộ
- Ngày 28: cúng rước Ông Bà
- Đêm Giao Thừa: cúng Nghinh Thần
Trong các ngày lễ hội nầy, Lễ Kỳ Yên, vào ngày 16 Tháng Giêng, là quan trọng nhất. Từ ngày Mùng 9, các chức giáp đã tề tựu để lo việc quét đình, lau chùi bàn thờ, chuẩn bị mọi việc cho đến ngày Mười Bốn. Đến ngày Rằm thì lo trần thiết đình, chưng dọn các bàn thờ.
Ban tế lễ gồm các thành phần như sau:
- Chánh tế: ba vị, Chánh Chủ Hội, một Hương Trưởng Trị Sự, và một Hương Trưởng
- Bồi Chánh: hai vị, Hương Thơ và Hương Lễ
- Bồi Đông: hai vị, hàng Thượng Niên Hội Lại
- Bồi Tây: hai vị, hàng Thượng Niên Tư Sự
- Đứng bang: mười hai vị, hàng Hiệp Lý
Ngày xưa, khi cúng Kỳ Yên thì lễ vật để tế phải có đủ bộ Tam Sanh, gồm một heo đực đen tuyền, một bò đực vàng tuyền, và một dê đực đen tuyền. Vị Chánh tế phải mặc theo lối triều phục. Bây giờ lễ vật chỉ gồm hoa quả, bánh trái; các vị chánh tế chỉ mặc áo thụng xanh và khăn đóng xanh. Sau khi cúng thần xong thì tế miễu Bà Ngũ Hành.
Qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều điều đặc sắc trong văn hóa người Hoa rồi đúng không nè? Đừng dừng lại ở đây mà hãy cùng OnTripquest khám phá thêm những kiến thức thú vị khi tham gia các tour du lịch trải nghiệm nhé. Tìm hiểu thêm thông tin bên dưới:
Các trải nghiệm độc lạ ở thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.