Khám phá không gian độc đáo của Ôn Lăng Hội Quán

author avatar
Ôn Lăng Hội Quán

Một trong những nét đặc sắc trong văn hóa của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh là các công trình kiến trúc tâm linh. Hãy cùng OnTripquest khám phá Ôn Lăng Hội Quán nhé.

1. Giới thiệu về Ôn Lăng Hội quán

Hội quán Ôn Lăng là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn cho những ai yêu thích kiến trúc Trung Hoa. Hội quán Ôn Lăng quận 5 còn có tên gọi khác chùa Quan Âm. Hội quán được xây dựng tại một con phố khá sầm uất tại khu Chợ Lớn.

Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Các đợt trùng tu: năm 1828, 1867, 1897, 1993 và 1995.

2. Giờ tham quan Ôn Lăng Hội quán

  • Địa chỉ: 12 Lão Tử, P.11, Q. 5, TP HCM
  • Giờ mở cửa tham khảo: 6:15 - 17:00 hàng ngày
  • Giá vé chùa Hội quán Ôn Lăng: Miễn phí

3. Kiến trúc Ôn Lăng Hội quán

Tên “Hội quán” được ra đời vào năm 1787 khi Nguyễn Ánh cho các lưu dân người Hoa thành lập các hội để chịu trách nhiệm trong vấn đề quản lý, thu thuế. Trụ sở làm việc của họ gọi là Hội quán. Hội quán Ôn Lăng là trụ sở của người Hoa có gốc từ phủ Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.

Ôn Lăng Hội quán

Nguồn: Thanh Niên

Hội quán được xây dựng với khuôn viên 1.800m2, theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói ống, chân mái mang đậm nét phong cách kiến trúc của người Phúc Kiến với đường bờ nóc uốn cong, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa thành bằng gốm.

Ôn Lăng Hội quán

Đầu mái tiền điện hơi thấp nên từ sân có thể nhìn thấy các tượng lưỡng long tranh châu, lân phượng và mô hình tòa thành cùng các tượng gốm người, vật… trên nóc mái. Nguồn ảnh: VnExpress

Ôn Lăng Hội quán

Mặt bằng tổng thể của hội quán gồm một khối nhà hình chữ nhật ở giữa (bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện) và ba dãy nhà vuông góc nhau tạo thành hình chữ U bao quanh khối nhà ở giữa.

Dãy nhà nằm ngang là hậu điện. Hai dãy nhà dọc vừa là trụ sở làm việc, vừa được bố trí một số gian thờ. Cuối dãy nhà bên trái có cầu thang dẫn lên lầu. Khác với một số hội quán người Hoa, sân hội quán Ôn Lăng khá hẹp.

Bên trong hội quán là sự phối hợp của nhiều bộ môn điêu khắc, trang trí, hội họa đa dạng và phong phú. Hội quán Ôn Lăng có khá nhiều bàn thờ vì vậy số tượng thờ cũng nhiều hơn so với một số hội quán khác.

Các tượng thờ được tạc chân phương, tô màu trang trí theo quy ước như bà Thiên Hậu có nét mặt phúc hậu ngồi trên ngai, Quan Công mặt đỏ có Quan Bình, Châu Xương theo hầu, Ngọc Hoàng tay cầm Ngọc Hốt… Nghệ nhân đã thể hiện tinh thần, phong cách các vị thần thánh qua nét mặt và dáng vẻ toàn thân, tạo sự gần gũi với người đến chiêm bái.

Ôn Lăng Hội quán

Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong Hội quán. Nguồn: VnExpress

Ôn Lăng Hội quán

Ngoài ra, chùa thờ phụng một số vị thần dân gian khác như Tề Thiên Đại Thánh, Bao Công, Văn Xương Đế Quân, 18 vị La Hán, Địa mẫu Nương Nương, Thiên Phụ Gia gia…

Ôn Lăng Hội quán

Nơi thờ Ông Hổ. Nguồn: VnExpress

Các phù điêu gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong việc trang trí với hai loại chạm lộng và chạm nổi, được thếp vàng tạo vẻ lộng lẫy, hoành tráng. Kỹ thuật chạm nổi được thể hiện trên tàu mái, đầu bẩy, bẩy hiên, cốn… với các linh vật: long, lân, qui, phụng; bông sen; dây hoa; các điển tích Trung Hoa.

Những hoành phi, liễn đối với các chữ Hán đại tự chạm chìm hoặc chạm nổi theo kiểu “thảo”, “lê”, “triện” trên nền mây cuốn, rồng ẩn trong mây… cũng là những tác phẩm giá trị của nghệ thuật chạm gỗ và điêu khắc.

Ôn Lăng Hội quán

Cặp sư tử đá chầu hai bên cửa cũng là tác phẩm điêu khắc đặc sắc (1869); con bên trái miệng ngậm hạt châu, con bên phải đang đùa với con sư tử con dưới chân. Cặp sư tử đá này và một số hiện vật khác như đại hồng chung (đúc năm 1885) đã tạo cho hội quán giá trị nghệ thuật, dấu ấn thời gian.

4. Lễ Hội Ôn Lăng Hội quán

Các lễ hội thường được tổ chức tại Ôn Lăng Hội quán là:

  • Tục đánh tiểu nhân: diễn ra trước bàn thờ Ông Hổ vào ngày Ngày Kinh rập (ngày 5, 6 tháng 3)
  • Quan Âm Khai Khố: 26 tháng Giêng hằng năm: ngày Quan Âm Bồ Tát hiển linh 
  • Tết Nguyên Tiêu: 14-15 tháng Giêng 
  • Và một số ngày lễ khác.

Ôn Lăng Hội quán

Lưu ý: khi đến đây tham quan hoặc thờ cúng, bạn nên mặc trang phục lịch sự, giữ trật tự, không đùa giỡn nhé.

Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn tổng quan về Ôn Lăng Hội quán cũng như về văn hóa người Hoa. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiều thêm những tour du lịch khám phá kết hợp giải đố thú vị với OnTripquest dưới đây nhé:

Các trải nghiệm độc lạ ở thành phố Hồ Chí Minh:

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

quest cover
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
5.0
78 đánh giá
  • Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
  • Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
  • Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.

 

quest cover
Điệp vụ Opium
4.9
17 đánh giá
  • Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
  • Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
  • Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
  • Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.

 

quest cover
Phúc Thần Gia Định
5.0
2 đánh giá
  • Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
  • Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
  • Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
  • Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
Chia sẻ ngay
app ontripquest on mobile
Bắt đầu khám phá thành phố theo một cách khác!

Ứng dụng là "hướng dẫn viên" của riêng bạn. Dễ dàng tiếp nhận những thông tin đặc sắc tại mỗi nơi bạn đến thông qua loạt manh mối đầy thú vị.

qr download ontripquest

hoặc