Lễ hội Quan lớn Trà Vong tại Tây Ninh
Mục lục
Bạn có biết Lễ hội Quan lớn Trà Vong là một trong những lễ hội đặc biệt của Tây Ninh? Hãy cùng OnTripquest tìm hiểu về lễ hội này nhé.
1. Giới thiệu Quan Lớn Trà Vong
Trong sách "Địa chí Tây Ninh" (năm 2006) có đoạn ghi tóm tắt tiểu sử quan lớn Trà Vong như sau: Năm 1749, triều đình Huế cử các quan đại thần là ba anh em nhà họ Huỳnh, bao gồm Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ, vào trấn giữ vùng đất Tây Ninh. Ba ông đã cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện cuộc Nam tiến, di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương.
Để tưởng nhớ công ơn của 3 anh em nhà họ Huỳnh và các nghĩa binh, nhân dân địa phương lập đền, miếu để thờ ở nhiều nơi và được gọi chung là đền thờ Quan lớn Trà Vong.
"Trà Vong" được hiểu theo tiếng Khmer là "Tadong", nghĩa là "Ông Lớn".
2. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Quan lớn Trà Vong
Lễ hội Quan lớn Trà Vong được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019. Thời gian tổ chức lễ hội vào ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch hằng năm. Địa điểm tổ chức ở là các đền miếu thờ các ông họ Huỳnh thuộc nhiều địa phận tại Tây Ninh như:
- Đền thờ Quan Lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản ở Suối Vàng
Đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện binh mã ngày xưa của quan lớn Trà Vong. Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 do mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang hơn với tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo chữ hình tam. Đây là ngôi đền ông lớn Trà Vong lớn nhất so với các đền khác ở đất Tây Ninh.
- Đền thờ Quan Lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản ở Cầy Xiêng, Tua Hai
Đền toạ lạc tại ấp Cầy Xiêng xã Thái Bình (Châu Thành), cặp quốc lộ 22B, cách thị xã Tây Ninh chừng 5 km về hướng Tây Bắc. Đây là ngôi đền còn giữ được phần hậu đền xây dựng cách nay trên 100 năm. Đền kiến trúc theo hình chữ tam, tường gạch, mái lợp ngói. Phần tiền đền có kích thước 6m x 6m, hậu đền 3m x 3m.
- Lăng mộ Quan Lớn Trà Vong ở xã Trà Vong, huyện Tân Biên
Mộ Quan lớn Trà Vong được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh ký ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2004. Năm 2009, Ban Quản lý lăng mộ đã phục chế sắc ấn và sắc phong của Quan lớn Trà Vong. Năm 2019, lễ hội Quan lớn Trà Vong được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
Hiện vật trong phòng trưng bày ở khu mộ Quan lớn Trà Vong
Các vật trưng bày khác
Gò mối trên mộ Quan lớn Trà Vong. Do trước đây nhiều người đến hay chạm vào ụ mối nên Ban Quản lý đã cho đặt lồng kính trùm lên để hạn chế hư hại.
- Đền thờ Quan Đại thần Huỳnh Công Thắng ở Cẩm Giang
Cổng đền Quan Đại thần Huỳnh Công Thắng
Địa chỉ: QL22B, Trường Đông, Gò Dầu, Tây Ninh.
Ông Huỳnh Công Thắng sau khi đến Cẩm Giang đã củng cố, đốc thúc binh mã và chỉ đạo đào hào, xây thành, đắp lũy, cho lấy sông Vàm Cỏ Đông làm “phòng tuyến tự nhiên” để bảo vệ thành. Khi quân giặc rút lui, ông Huỳnh Công Thắng sử dụng đội binh đó để khai khẩn đất hoang đến khu vực núi Bà, qua rừng Trà Vong, Bến Thứ, Sóc Om. Quá trình này đã lập nên nhiều xóm ấp, đất đai trù phú, mang lại một cơ hội cho nhân dân nâng cao đời sống.
Ngày 6/4 âm lịch hằng năm, nhân dân khắp nơi tề tựu về Đền thờ Quan đại thần Huỳnh Công Thắng để thắp hương tưởng nhớ đến công lao của ông.
Các trải nghiệm độc lạ ở Tây Ninh:
Bí mật Tòa thánh Tây Ninh
- Viếng thăm một kỳ quan kiến trúc của Việt Nam và là một công trình đáng kinh ngạc của châu Á!
- Khám phá những công trình trọng điểm và đẹp nhất trong Vùng Đất Thánh và giải mã những bí ẩn sau mỗi vật thể.
- Tìm hiểu vì sao đạo Cao Đài - một tôn giáo xuất phát từ Việt Nam lại có thể thu hút đến hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
- Cảm nhận những nguồn năng lượng tích cực bên trong Tòa Thánh và nạp đầy năng lượng cho bản thân.
Truy tìm báu vật núi Bà Đen
- Viếng thăm quần thể các chùa linh thiêng nhất núi Bà Đen.
- Thử thách thể lực khi phải leo qua hàng trăm bậc thang để chiêm bái các chùa.
- Thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Tây Ninh từ trên cao.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành, lịch sử và văn hóa của vùng đất này.
3. Lễ hội Quan lớn Trà Vong có gì?
Ở Tây Ninh, tập tục thờ cúng Quan Lớn Trà Vong từ lâu nay đã trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian đặc biệt. Cho đến nay, ngày giỗ của Quan Lớn Trà Vong hằng năm đã trở thành một lễ hội dân gian thực sự với sự tham dự của đông đảo nhân dân trong, ngoài địa phương nhằm mục đích thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với người đã có công khai hoang lập ấp, bảo vệ dân làng yên ổn làm ăn, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi.
Nghi thức rước sắc thần
Có hai phần chính là phần lễ và phần hội.
Buổi lễ mở đầu bằng việc rước sắc thần từ mộ Quan Lớn Trà Vong (ở xã Trà Vong, Tân Biên), rồi đến các nghi lễ bày tỏ lòng tri ân tiền nhân đã có công khai bờ, mở cõi. Nghi thức lễ giỗ ba anh em Quan Lớn Trà Vong chính là lễ hội đình Nam Bộ. Lễ vật dâng cúng chủ yếu là các thức ăn mặn, heo, gà, và các vật như hương, hoa, đèn nến,... Có chủ tế (người đứng đầu một đám cúng, một cuộc tế, lễ) và các lễ sinh (người phụ giúp trong buổi lễ), có ban cổ nhạc tham dự tấu các bản nhạc dân tộc khi hành lễ.
Tiếp đến là phần khai mỏ, khai la và gióng trống.
Ông Nguyễn Văn Nam – Thành ủy viên – Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Tân thực hiện nghi thức khai mỏ.
Ông Nguyễn Chí Thái – Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân khai thanh la.
Ông Ngô Thành Lợi – ĐUV – Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân nổi 3 hồi trống.
Về phần hội, các chủ tế, lễ sinh, ban cổ nhạc tham dự tấu các giai điệu dân tộc để tăng thêm tính nhộn nhịp và đúng chuẩn nghi thức tín ngưỡng. Đặc biệt, đối với lễ giỗ của ông Huỳnh Công Giản, ban tổ chức còn mời các đoàn hát bội biểu diễn cho những người tham dự xem. Nhiều nơi khác còn tái hiện lại các hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để truyền bá thêm về lối sống thú vị của người dân nơi đây.
Nhân dịp lễ giỗ này, đại diện chính quyền địa phương và các cựu chiến binh cũng đã dâng hoa tưởng niệm anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
4. Những điều cần lưu ý
- Nên mặc trang phục lịch sự, nhã nhặn, phù hợp để tham dự lễ hội
- Nên giữ trật tự, trang trọng khi tham gia lễ hội
- Nên chuyển điện thoại sang chế rung để tránh ảnh hưởng những người xung quanh
- Nên chuẩn bị trước nhang, đèn, những vật phẩm dùng trong việc cúng lễ,... vì có thể mua gần đó bạn sẽ bị nói thách (giá cao hơn)
- Giữ gìn tư trang cẩn thận, không mang những trang sức, vật dụng đắt tiền khi tham gia lễ hội
Lễ hội Quan lớn Trà Vong (ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch hằng năm) là một trong những lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Tây Ninh. Vì vậy, nếu ghé thăm miền đất thánh này, bạn nên trải nghiệm lễ hội một lần để hiểu thêm về truyền thống văn hóa của người dân Tây Ninh nhé.
Các trải nghiệm độc lạ ở Tây Ninh:
Bí mật Tòa thánh Tây Ninh
- Viếng thăm một kỳ quan kiến trúc của Việt Nam và là một công trình đáng kinh ngạc của châu Á!
- Khám phá những công trình trọng điểm và đẹp nhất trong Vùng Đất Thánh và giải mã những bí ẩn sau mỗi vật thể.
- Tìm hiểu vì sao đạo Cao Đài - một tôn giáo xuất phát từ Việt Nam lại có thể thu hút đến hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
- Cảm nhận những nguồn năng lượng tích cực bên trong Tòa Thánh và nạp đầy năng lượng cho bản thân.
Truy tìm báu vật núi Bà Đen
- Viếng thăm quần thể các chùa linh thiêng nhất núi Bà Đen.
- Thử thách thể lực khi phải leo qua hàng trăm bậc thang để chiêm bái các chùa.
- Thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Tây Ninh từ trên cao.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành, lịch sử và văn hóa của vùng đất này.