Miếu Nhị Phủ - cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Phúc Kiến
Mục Lục
Bạn yêu thích tìm hiểu về văn hóa, tâm linh? Bài viết này sẽ giới thiệu về Miếu Nhị Phủ - Công trình kiến trúc tâm linh độc đáo giữa lòng Sài Gòn.
1. Lịch sử miếu Nhị Phủ
Miếu Nhị Phủ, hay còn gọi là chùa Ông Bổn, tọa lạc tại 264 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Miếu Nhị Phủ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Khuôn viên miếu rộng khoảng 2.500m2, bao gồm Tiền Điện, Sân Thiên Tỉnh, Chánh điện và Hậu điện. Ngày 31/8/1998 miếu Nhị Phủ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Những đợt trùng tu: Từ khi thành lập đến nay, miếu đã qua ba lần trùng tu lớn vào những năm 1875, 1901 và 1990. Dù vậy, miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Hoa – Phúc Kiến.
2. Miếu Nhị Phủ thờ ai?
Miếu Nhị Phủ thờ Ông Bổn, tức Châu Đạt Quan – một sử quan nhà Nguyên bên Trung Quốc (khoảng thế kỷ thứ XIII). Ông tham gia các sứ bộ Trung Hoa đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có vùng đất nam Việt Nam và Chân Lạp. Ông là nhà viết sử và nhà du ký.
3. Kiến trúc miếu Nhị Phủ
3.1. Cổng Tam quan miếu Nhị Phủ
Cổng được thiết kế đơn giản với kiến trúc ba cửa: 1 cửa chính và 2 cửa phụ hai bên. Mái lợp ngói ống, trên mái trang trí các họa tiết tinh xảo. Trên cổng có tấm hoành phi ghi rõ tên gọi bằng chữ Hán: “Nhị Phủ Miếu”. Hai trụ cổng có đôi câu đối, nội dung ca ngợi công đức của thần.
3.2. Sân miếu Nhị Phủ
Hầu hết các miếu của người Hoa ở Sài Gòn đều có một khu sân trước để sử dụng cho các hoạt động cúng tế, lễ hội và sinh hoạt. Khoảng một nửa diện tích (tổng diện tích của khu miếu là khoảng 2,5ha) được dành cho sân miếu và phần còn lại được sử dụng cho điện thờ và phòng làm việc của hội quán.
Trước năm 1975, sân miếu được sử dụng để tổ chức các sự kiện lễ hội lớn, với sân khấu được dựng để biểu diễn các tiết mục hát cổ truyền của đoàn Mân Nam - Phúc Kiến và múa rồng theo truyền thống của người Phúc Kiến. Với khả năng chứa được hàng trăm người, sân miếu thường được sử dụng để tổ chức các hoạt động lễ tế, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật và thể thao.
3.3. Cửa và mái miếu Nhị Phủ
Trên cánh cửa chính có vẽ hình hai vị thần cửa rất uy nghi, gồm Ông Thiện và Ông Ác, người Hoa cho đó là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung. Cửa miếu có hai lớp, một lớp cửa ở trước gian tiền điện và một lớp cửa trước khi vào sân thiên tỉnh để qua phần trung điện. Lớp cửa thứ hai này khách tham quan không được vào, đây là cửa để rước thần ra khi dự lễ hoặc diễu hành.
Mái miếu Nhị Phủ là một trong những điểm nhấn đặc biệt của miếu. Mái có các đầu đao uốn cong tạo cho ngôi miếu có dáng một chiếc thuyền rồng, đây là nét độc đáo trong kiến trúc đền miếu của người Hoa.
>> Tìm hiểu thêm về văn hóa của người Hoa với game-tour sau:
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
3.4. Tiền điện miếu Nhị Phủ
Bên trong miếu Nhị Phủ, ngay phía sau cửa chính, có bức bình phong chạm trổ và được bài trí thoáng đãng. Nó chắn đứng giữa hai bức phù điêu, thể hiện sự hạnh phúc và thanh bình.
Tiền điện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích kiến trúc. Trong tiền điện, có đặt một bàn thờ lớn, với bộ tam sự đồng tam khí (đồng thau, bạc, đồng đỏ), bao gồm một lư trầm và hai bình hoa hai bên.
3.5. Chánh điện miếu Nhị Phủ
Là nơi đặt bàn thờ vị Thần chính (chính tự) cùng các bàn thờ Thần khác (tùng tự). Các vị Thần được đặt trong các trang thờ lớn, có bao lam chạm khắc tỉ mỉ và sơn son thếp vàng. Phía trên các bàn thờ có nhiều bức hoành phi sơn thếp ghi nhận đức độ, công lao của thần. Các cột trong chánh điện được bao phủ bằng câu đối, ca ngợi công đức và ân sủng của thần.
Đông sương và Tây sương: Đây là hai dãy nhà có hai hành lang nối trung điện với chánh điện, thờ Thanh Long – Bạch Hổ, để canh giữ cho miếu vững bền. Trên tường lưu trữ các tấm bia ghi sự tích miếu, các năm xây dựng, năm trùng tu, tên người đóng góp và còn là chỗ đặt văn phòng ban quản trị, phòng tiếp khách.
Ngoài ra, Đông sương và Tây sương còn được tận dụng để thờ một số vị thần linh mới. Ví dụ, ở Nhị Phủ hội quán, ngoài chánh điện có hai dãy nhà, dãy bên trái đặt khánh thờ Bà Chúa Sanh Nương Nương, khánh thờ Ông Tề Thiên; dãy bên phải có khánh thờ Quan Thánh Đế Quân.
3.6. Hậu điện miếu Nhị Phủ
Là tòa nhà ba gian được xây dựng bằng tường gạch, cột kèo mái kiểu kèo chống, tương tự như chánh điện; xà đòn, rui mè gỗ, mái lợp ngói ống tạo thành tòa nhà cao rộng uy nghi. Hậu điện miếu Nhị Phủ có bàn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế với lư hương bằng đồng khá lớn, bên trái Ngọc Hoàng thờ Phật Thích Ca, bên phải thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.
4. Hiện vật quý trong miếu Nhị Phủ
Trong miếu, hiện vẫn còn giữ một số hiện vật quý, bao gồm chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong,... đều có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19.
5. Các lễ hội tại miếu Nhị Phủ
Hai ngày lễ chính của miếu là ngày rằm tháng giêng và rằm tháng tám, đó là ngày sinh và ngày mất của ông Bổn. Lễ vật cúng tế gồm ngũ sinh (thịt của 5 loài vật), ngũ quả (5 loại trái cây).
Nguồn: kênh 14
6. Những điều nên làm khi đến miếu Nhị Phủ
Khi đến những nơi như miếu, đền, chùa, nhà thờ,... gọi chung là những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, bạn nên mặc trang phục phù hợp, giữ trật tự và thinh lặng để giữ không khí tôn nghiêm. Vào các dịp lễ, bạn có thể mang lễ đến cúng bái tại đây.
Bài viết này đã giới thiệu cho các bạn về miếu Nhị Phủ, một công trình tâm linh của người Hoa nổi tiếng tại Sài Gòn. Hãy đến trải nghiệm để đắm mình vào không khí thiêng liêng tại đây nhé.
Các trải nghiệm độc lạ ở thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.