Nghĩa An Hội Quán - Nơi tâm linh và lịch sử giao thoa

author avatar
Nghĩa An Hội Quán

Vì sao Quan Công được "hắc bạch lưỡng đạo" tôn kính và thờ cúng? Vì sao hội quán Nghĩa An (hay chùa Ông) được xem là ngôi chùa thờ tự Quan Công nổi tiếng nhất TP Hồ Chí Mình? OnTripquest sẽ giải đáp trong bài viết này.

1. Sơ lược về Quan Công

Quan Công (158 - 220), tên thật là Quan Vũ, tự Vân Trường, Trường Sinh, là một nhân vật có thật, người quận Hà Đông, nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc (thời Tam Quốc). Diện mạo của Quan Vũ trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa (tác giả La Quán Trung) được mô tả như sau: cao chín thước (hơn 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt.

Nghĩa An Hội Quán

Thanh Long yển nguyệt đao và Ngựa Xích Thố là hình tượng được gắn liền với Quan Vũ để nhân vật này hiện lên như một biểu tượng bậc nhất của lòng hào hiệp, tinh thần trượng nghĩa, sự trung thành và võ nghệ siêu quần.

Tại sao lại thờ Quan Công?

Theo văn hóa của người Hoa, Quan Công biểu hiện cho lòng trung nghĩa. Vì vậy, trong một xã hội đặt nặng lòng trung nghĩa như Trung Hoa, Quan Công là một vị thần vô cùng được tôn kính.

Nếu bạn xem phim Hongkong của đài TVB sẽ thường xuyên thấy bàn thờ Quan Công được đặt trang trọng trong chùa miếu, trụ sở bang hội, đồn cảnh sát và trong các hộ gia đình. Điều đặc biệt đáng kể ở đây là Quan Công được cả hai giới hắc bạch (xã hội đen và cảnh sát) tôn thờ! Đôi khi, Quan Công còn được gọi bằng một cái tên "thân mật" hơn là "Quan Nhị Ca"!

2. Lịch sử Nghĩa An Hội Quán

Nghĩa An Hội Quán (hay còn gọi là Chùa Ông, Miếu Quan Đế - nơi thờ phụng thần Quan Vũ), là một cơ sở tín ngưỡng của người Tiều (một bộ phận người Hoa) rộng gần 2.000 m2. Cái tên “Nghĩa An” có ý nghĩa là: tưởng nhớ về gốc gác, nguồn cội, hướng về quê hương của những người con xa xứ. Đây không chỉ là nơi chiêm bái của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Nghĩa An Hội Quán được xây dựng vào năm xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII (1737). Ngày 07/11/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định số 43-VH/QĐ công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Nghĩa An Hội Quán đã được trùng tu qua các năm: 1866, 1901, 1969, 1984, 2010 và lần gần nhất là năm 2014 (13/02/2014). Các đợt trùng tu với kinh phí lên đến hơn 60 tỷ đồng được sự đóng góp của tập thể Ban quản trị và các mạnh thường quân. Trong đó có người đóng góp đến 1 triệu Đô la Mỹ.

Nơi đây được xem là nơi kết nối cộng đồng người Hoa (đặc biệt là người Tiều) tại TP Hồ Chí Minh, là chỗ dựa tinh thần, nơi san sẻ những khó khăn của con cháu các đời.

Ngày nay, Nghĩa An Hội Quán được đặt tại địa chỉ số 678 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh. Thời gian mở cửa là 7 giờ sáng và đóng cửa lúc 18 giờ. Ra vào cửa tự do, miễn phí vé tham quan.

3. Kiến trúc Nghĩa An Hội Quán

Trong số các hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn, có thể hội quán Nghĩa An là nơi có khuôn viên sân rộng rãi nhất. Phía trước có một hồ cá phóng sinh lớn với bức tranh mô tả cảnh "Ngư vượt Long môn" rất sống động:

hồ cá chùa Ông - Nghĩa An hội quán

"Ngư vượt Long môn" là một sự tích rất nổi tiếng của người Trung Hoa. Để tìm hiểu về tích này, mời bạn tham gia vào tour trò chơi khám phá quận 5 cùng OnTripquest. Đây là tour du lịch tự túc, đi theo hướng dẫn của app, không bị gò bó về thời gian. Tour "Ngư vượt Long môn" sẽ giúp bạn khám phá nhiều nét văn hóa đặc sắc rất riêng của cộng đồng người Hoa đang sinh sống tại khu vực quận 5, cũng như giới thiệu đến bạn nhiều điểm tham quan nổi tiếng nhất trong khu vực này. Xem chi tiết tour tại đây:

Miếu có kiến trúc tổng thể hình chữ “khẩu”. Bên ngoài và bên trong miếu đều được chạm trổ công phu từ những điển tích Trung Hoa đến sinh hoạt đời thường.

Nghĩa An Hội Quán

Cặp rồng chầu trên mái của Nghĩa An Hội Quán (hay còn gọi là "Lưỡng long tranh châu") được làm bằng sứ rất tinh xảo. Hình tượng cặp rồng được trang trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rồng đứng đầu tứ linh: "long, lân, quy, phụng". Thuyết rồng cũng xuất hiện thuở sơ khai với sự tích "con rồng, cháu tiên" và tập quán trồng lúa nước, trong đó rồng đóng vai trò giúp gió mưa thuận hoà.

Nghĩa An Hội Quán

Nghĩa An Hội Quán

Bước vào trong, bạn sẽ trông thấy tiền điện thờ Phúc Đức Chính Thần, có tượng Mã Đầu tướng quân và ngựa Xích Thố ở góc gian này. Ngựa Xích Thố chính là chú ngựa dũng mãnh của Quan Công. Người Hoa có tập tục "chui bụng ngựa" và rung chuông ngựa, bạn có thể quan sát thấy nhiều người thực hành nghi thức này tại gian thờ này.

Tham gia tour du lịch tự túc "Kim Ngọc Mãn Đường" để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Chợ Lớn:

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

Trong Nghĩa An Hội Quán, có một cặp kỳ lân ngậm ngọc (Lân hàm châu) được chạm khắc tinh xảo. Cặp kỳ lân này được coi là một trong những hiện vật quý giá của Nghĩa An Hội Quán và được đánh giá là có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Nghĩa An Hội Quán

Bước qua thiên tỉnh (giếng trời, ở giữa chùa), bạn sẽ đến chính điện của Nghĩa An Hội Quán. Đây là nơi đặt tượng thờ Quan Vũ. Hai bên đặt các tượng Quan Bình và Châu Xương.

Tượng Quan Đế có đặc điểm: mặt đỏ sậm, râu năm chòm, đầu đội mão, mặc áo bào bên ngoài màu xanh lá cây. Tượng làm bằng thạch cao và được sơn màu (độ cao 300 cm). Trong chùa có gần 50 bức hoành phi, câu đối ca tụng Quan Đế như: “Thiên cổ nhất nhân” (Người xưa nay chỉ có một). 

Nghĩa An Hội Quán

Bên trái và bên phải của chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tài Bạch tinh quân (Thần Tài).

4. Lễ hội tại Nghĩa An Hội Quán

Lễ vía đức Quan Thánh Đế Quân diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm (tức trước Tết Nguyên tiêu 2 ngày) để cầu mọi sự suôn sẻ, gia đình bình an trước thềm năm mới. Bên cạnh đó còn có tục lệ đàn ông chui sang bụng ngựa Xích Thố 7 lần, đàn bà là 9 lần để gặp nhiều may mắn. Người lễ bái cũng rung chiếc chuông trước cổ ngựa, hoặc vuốt cổ ngựa cầu may. Đối với trẻ em, việc chui qua bụng ngựa Xích Thố mong cầu học giỏi, mau ăn chóng lớn.

Sau phần lễ trang trọng tại hội quán, chương trình diễu hành quy tụ hơn 300 người được hóa trang kỹ lưỡng, tạo nên một không khí lễ hội đặc sắc. Ông Quan Thánh Đế được rước qua các cung đường: Tản Đà, Trần Hưng Đạo, Châu Văn Liêm, Hải Thượng Lãn Ông, Đỗ Ngọc Thạnh, Hồng Bàng, Lão Tử, Lương Nhữ Học, về lại Hội quán Nghĩa An ở Nguyễn Trãi. 

Nghĩa An Hội Quán

Ngoài ra, còn có lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hằng năm (mừng ngày sinh của thần). Trong ngày này, trẻ con được phát bánh ăn để được hưởng phúc, người lớn được cho vay tiền thần. Đây là lễ cúng quan trọng nhất tại nghĩa An Hội Quán.

5. Những điều cần lưu ý khi đến Nghĩa An Hội Quán

Khi đến những nơi thờ phụng tâm linh như nhà thờ, đền, chùa, miếu,... bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ồn. Nên chuyển điện thoại sang chế độ rung để không làm ảnh hưởng đến người khác và phá vỡ bầu không khí linh thiêng, tôn nghiêm tại những nơi này. Ngoài ra, bạn nên chú ý trang phục của mình: Nên ăn mặc lịch sự, độ rộng và dài phù hợp, màu sắc nhã nhặn. Tránh những trang phục thiếu vải, phản cảm.

Nghĩa An Hội Quán có kiến trúc thật độc đáo phải không nào? Hãy đến tham quan và tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này nhé.

 


Các trải nghiệm độc lạ ở Thành phố Hồ Chí Minh:

quest cover
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
5.0
78 đánh giá
  • Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
  • Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
  • Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.

 

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

quest cover
Điệp vụ Opium
4.9
17 đánh giá
  • Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
  • Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
  • Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
  • Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.

 

quest cover
Phúc Thần Gia Định
5.0
2 đánh giá
  • Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
  • Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
  • Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
  • Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
Chia sẻ ngay
app ontripquest on mobile
Bắt đầu khám phá thành phố theo một cách khác!

Ứng dụng là "hướng dẫn viên" của riêng bạn. Dễ dàng tiếp nhận những thông tin đặc sắc tại mỗi nơi bạn đến thông qua loạt manh mối đầy thú vị.

qr download ontripquest

hoặc