Nhà thờ Cha Tam, công trình kiến trúc Đông - Tây kết hợp ấn tượng

author avatar
Nhà thờ Cha Tam

Công trình kiến trúc ấn tượng gắn liền với lịch sử - nhà thờ Cha Tam là một điểm đến không thể bỏ qua dành cho các bạn muốn khám phá những bí mật Sài Gòn xưa.

1. Đôi nét về nhà thờ Cha Tam

1.1. Lịch sử

Nhà thờ Cha Tam tọa lạc tại đường Học Lạc, quận 5, TP HCM có tên chính thức Saint Francisco Xavier (Thánh bổn mạng của nhà thờ), được xây dựng năm 1900 và hoàn thành năm 1902. Nhà thờ được xây dựng cho người Hoa theo Công giáo ở Chợ Lớn có nơi tham dự thánh lễ.

Người đứng ra xây dựng là linh mục Pierre d’ Assou, cũng là vị cha đầu tiên của nhà thờ. Ông có tên tiếng Hoa là Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Tên nhà thờ được xuất phát từ đây.

Nhà thờ Cha Tam

Địa chỉ: 25 Học Lạc, P.14, Q.5

Điện thoại: 3856 0274 - 3950 5907 - 3857 4795

Đây là giáo xứ có khoảng một nửa là các giáo dân người Việt gốc Hoa với nhiều nét đặc trưng cùng những thăng trầm hết sức ấn tượng. Vào thời kỳ đầu thành lập, giáo dân chỉ có khoảng 15 người rồi tăng dần lên đến 100, rồi lại tụt xuống chỉ còn khoảng vài chục người, nhưng khi cao nhất, lại đông tới 8.000 giáo dân cùng với rất nhiều linh mục, tu sĩ.

Hiện nay, số giáo dân có khoảng 3.500 người với những sinh hoạt và mục vụ rất ổn định và hài hòa sinh động.

Nhà thờ được tu sửa nhiều lần, đợt gần nhất vào ngày 02/01/2000, Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita đã đến chủ sự khánh thành nhà sinh hoạt gồm tầng trệt và hai tầng lầu, trong đó có tám lớp học, một Hội trường có thể chứa được 400 người.

1.2. Kiến trúc

Đây là nhà thờ có sự giao thoa giữa kiến trúc Gothic và Trung Hoa. Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất là cổng nhà thờ.

Nhà thờ Cha Tam

Cổng vào thiết kế theo kiểu tam quan (ba cửa), mái có đầu đao, kiến trúc thường thấy ở cung đình, chùa chiền. Ở hai bên cây thánh giá có hai con cá tượng trưng cho hình ảnh "cá chép hóa rồng".

Nhà thờ Cha Tam

Tiếp đến là nơi thờ Đức Mẹ Maria. Đây là tượng Đức Mẹ Maria đồng trinh, và trên khủy tay Mẹ có đeo chuỗi Mân Côi. Nơi này có kiến trúc giống tiểu đình của người Hoa. Các cột sơn son thếp vàng có câu đối, trên các đầu đao treo lồng đèn.

Nhà thờ Cha Tam

Mái cổng vào và gian thờ được lợp bằng ngói lưu ly. Đây là loại ngói phổ biến trong các công trình kiến trúc Á Đông.

Theo các nhà nghiên cứu, ngói lưu ly xuất hiện từ đời Lý, Trần và Lê. Qua mỗi đời, hình dáng ngói cũng được cải thiện để phù hợp với văn hóa tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, nếu bạn để ý sẽ thấy các công trình kiến trúc cũ được dùng ngói lưu ly lợp ngói có hình dáng, chi tiết không quá giống nhau. Đến nay, loại ngói này vẫn còn là nét tượng trưng cho sự giao thoa văn hóa với các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật, Hàn. Người Việt ngày nay vẫn sử dụng ngói để lợp mái nhà, các công trình tâm linh hay giải trí. Nó có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa người Việt, hồi sinh những giá trị lịch sử và mang đậm yếu tố tâm linh.

Nhà thờ Cha Tam

Phía sau đền Đức Mẹ Maria là một bức tường hình chữ “V” được chạm khắc nổi. Phía bên trái là hình các thánh tuẫn đạo Việt Nam, bên phải là hình các thánh tuẫn đạo Trung Hoa ("tuẫn đạo" hay "tử đạo" nghĩa là chết vì đạo).

Nhà thờ Cha Tam

(Bên trái: Các Thánh Tuẫn Đạo Việt Nam)

Nhà thờ Cha Tam

(Bên phải: Các Thánh Tuẫn Đạo Trung Hoa)

Tiếp theo, nhìn ra ra, bên tay trái, cách một con đường, có bức tường được ốp đá, và tượng Lòng Thương Xót Chúa màu trắng. 

Nhà thờ Cha Tam

Nhà thờ Cha Tam

Trên khối đá sau lưng tượng Chúa có dòng chữ “Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa”

Nhà thờ Cha Tam

Kế bên, có hình tượng Thánh Giá ghi chữ “Tất cả nên một” bằng ba ngôn ngữ (ở giữa là chữ Latinh).

Nhà thờ Cha Tam

Tiếp đến là khu nhà hành chính, được dùng làm các việc chung của Giáo xứ.

Nhà thờ Cha Tam

Tượng Chúa chịu nạn bên phải, phía trước nhà thờ. Ở dưới chân tượng có ghi chữ Trung, không có tiếng Việt.

Nhà thờ Cha Tam

Lối vào thánh đường được thiết kế thành các cửa chóp nhọn, một đặc trưng riêng trong kiến trúc Gothic. Phong cách kiến trúc này bắt nguồn từ Châu Âu (chủ yếu là Pháp) vào khoảng thế kỷ thứ 12 nên còn được gọi là kiến trúc kiểu Pháp.

Nhà thờ Cha Tam

Bên phải nhà thờ, phía ngoài là nơi thờ Thánh Giuse. Trên tay Thánh bế (bồng) Chúa Giêsu. Phía dưới, hai bên có ghi Kinh Cầu Thánh Cả Giuse bằng hai ngôn ngữ.

Nhà thờ Cha Tam

Mộ phần Cha Tam được xây dựng sau lối vào năm 1934. Phần chữ trên mộ Cha được viết bằng hai thứ tiếng (tiếng Pháp và tiếng Trung), xung quanh có dây rào lại bảo vệ.

Nhà thờ Cha Tam

Bên trong nhà thờ Cha Tam là kiểu kiến trúc quen thuộc của Pháp, có nét khá giống với Nhà thờ Đức Bà. 

Nhà thờ Cha Tam

Cận cảnh cung thánh nhà thờ Cha Tam.

Trên cung thánh, có tượng Chúa chịu nạn màu trắng được đặt ở giữa, hai bên, trên cột có bức liễn được viết bằng tiếng Trung. Phía trên tượng Chúa là một hình tròn, viền có họa tiết kiểu Trung Hoa.

Cung thánh là chốn tôn nghiêm, nơi linh mục chủ tế cử hành các nghi lễ. Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ. Phía trên có treo Thánh Giá, phía dưới Thánh giá có Nhà tạm (nơi cất giữ Thánh Thể) và một quyển Kinh Thánh (sách thật hoặc hình ảnh, tượng). Trên cung thánh còn có Bàn thánh (hay bàn thờ chính) và Bục giảng (hay giảng đài). Ngoài ra còn có các bàn thờ phụ, chỗ ngồi cho lễ sinh, phòng áo lễ, nơi để các linh mục thay áo trước khi cử hành thánh lễ.

1.3. Đường hầm nhà thờ Cha Tam có thật không?

Có nguồn tin cho rằng, trong cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm trong lúc bỏ chạy đã xuống hầm và trốn vào nhà thờ Cha Tam nhưng vẫn bị giết. Thực tế đường hầm chỉ là hầm cố thủ trong khuôn viên Dinh Gia Long, đề phòng những trường hợp bất trắc, đảo chính, chứ không phải đường thoát.

2. Cha Tam là ai?

2.1. Sơ lược về Cha Tam

Cha Tam, tên thật là Tam Assou sinh năm 1855 tại Macao, Trung Quốc. Lúc còn nhỏ, cha mẹ ngài gửi hai anh em cho các dì phước Nhà Trắng ở Hồng Kông coi sóc nuôi dưỡng. Năm Cha lên tám tuổi thì em trai Cha qua đời. 

Năm 13 tuổi, Cha vào học tại Đại Chủng Viện Penang, 

Năm 19 tuổi, cha về học tại Đại Chủng Viện Sài Gòn, sau đó Cha được giữ lại giảng dạy,

1882, Đức Cha Colombet mới phong chức Linh Mục,

Cha đã dâng lễ mở tay đầu tiên tại Nhà Nguyện Tu Viện Thánh Phaolô Sài Gòn (4 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP HCM). Sau đó, Cha về làm phó tại Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn (Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn), đồng thời làm giáo sư cho trường Taberd được 16 năm. 

Nhà thờ Cha Tam

2.2. Cha Tam nhận nhiệm sở và xây nhà thờ

Tháng 8/1989, Cha được sai về coi sóc đạo Thanh Nhân trong Chợ Lớn, do số lượng giáo dân tại đây ngày càng sa sút (lúc đó chỉ còn khoảng 40 người). Cha được kỳ vọng rất nhiều vì là người gốc Hoa và nói được rất nhiều tiếng các vùng của người Hoa đang cư trú tại Chợ Lớn.

Ban đầu, khi về đây Cha phải tạm trú tại họ đạo Annam Chợ Lớn với Cha Maritte, trong quá trình kiếm đất xây Nhà Thờ. Sau đó, Cha đã tìm mua được một khu đất rất đẹp ở ngay trung tâm Chợ Lớn và trên đó ngài khởi sự xây dựng ngôi nhà thờ như hiện nay. Ngày 03/12/1900, Đức Cha Lucien Mossard (1899-1920) đã cử hành Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê. Ngày 10/01/1902, Lễ Cung Hiến trọng thể được cử hành.

Sau khi xây dựng nhà thờ, cha Tam còn xây thêm được một trường học, một nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà ở cho thuê. Số giáo dân người Hoa đã lên đến khoảng 400.

3. Các hoạt động tại nhà thờ Cha Tam

Nhà thờ có lễ vào các ngày trong tuần và Thứ 7, Chủ Nhật. Thông thường, lễ Chủ Nhật là đông nhất. Ngoài ra, các dịp lễ trọng sẽ được thông báo thời gian cụ thể tùy từng thời điểm.

Nhà thờ Cha Tam

Năm 1994: Giáo xứ thành lập nhóm từ thiện Vinh Sang, chuyên lo việc xã hội, cứu trợ hàng tháng cho những gia đình neo đơn, trợ giúp học phí cho những học sinh nghèo, cho mượn vốn không tính lãi.

Năm 1995: Thành lập phòng khám bệnh phát thuốc từ thiện dưới tên Phòng Khám Nhân Đạo Cơ Sở 3, thuộc Hội Chữ Thập Đỏ Quận 5.

Năm 1999: Thành lập thêm Tổ Chẩn Trị Y Học Dân Tộc. Phòng khám này phục vụ cho giáo dân và nhân dân thuộc phường 13, 14 và 15, Quận 5.

Ngoài ra, còn có nhiều công tác xã hội được thực hiện như: Giúp người nghèo vui xuân, hưởng ứng tuần lễ từ thiện, giúp người nghèo Củ Chi, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, thăm viếng và tặng quà cho các trại dưỡng lão và trai cô nhi khuyết tật.

4. Lưu ý khi đến nhà thờ Cha Tam

Trang phục: Khi đến những nơi thờ tự, bạn hãy lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với không khí tôn nghiêm của những nơi này.

Hành vi: Bạn nên tắt chuông điện thoại, giữ trật tự khi đến nhà thờ để tham quan hoặc tham dự thánh lễ. Lưu ý, khi tham dự thánh lễ, bạn không lên rước lễ (Bánh Thánh) nếu bạn không theo đạo Công Giáo.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc trong kiến trúc và tên gọi của nhà thờ. Hãy đến tham quan tận mắt để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của Nhà thờ Cha Tam nhé.

 


Các trải nghiệm độc lạ ở thành phố Hồ Chí Minh:

quest cover
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
5.0
78 đánh giá
  • Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
  • Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
  • Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.

 

quest cover
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
5.0
10 đánh giá
  • Chiêm bái các vị thần tài.
  • Đánh tiểu nhân.
  • Ăn món ăn may mắn.

 

quest cover
Điệp vụ Opium
4.9
17 đánh giá
  • Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
  • Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
  • Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
  • Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.

 

quest cover
Phúc Thần Gia Định
5.0
2 đánh giá
  • Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
  • Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
  • Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
  • Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
Chia sẻ ngay
app ontripquest on mobile
Bắt đầu khám phá thành phố theo một cách khác!

Ứng dụng là "hướng dẫn viên" của riêng bạn. Dễ dàng tiếp nhận những thông tin đặc sắc tại mỗi nơi bạn đến thông qua loạt manh mối đầy thú vị.

qr download ontripquest

hoặc