Tả quân Lê Văn Duyệt: Vị tướng tài ba một thời thành Gia Định
Mục lục
Là một vị tướng tài ba và có nhiều công lao to lớn với đất nước, nhưng cuộc đời và số phận Tả quân Lê Văn Duyệt vẫn còn nhiều điều bí ẩn...
1. Tả quân Lê Văn Duyệt là ai?
Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832) quê ở thôn Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định, là một trong những công thần nổi tiếng của triều Nguyễn, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp thống nhất và xây dựng đất nước.
Ông được vua Gia Long và vua Minh Mạng phong làm Tổng trấn Gia Định thành, chịu trách nhiệm quản lý Nam kỳ. Ông không chỉ có công trong việc triều chính mà còn góp công khai hoang, phát triển kinh tế và bảo vệ hòa bình cho người dân miền Nam.
Ông không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một nhân vật văn hóa, xã hội, tâm linh được người dân Nam Bộ kính trọng. Tuy nhiên, cuộc đời Đức Tả quân vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm rõ.
2. Những ngộ nhận về Tả quân Lê Văn Duyệt
- Việc chọn thái tử kế vị vua Gia Long
Trong sách Đại Nam liệt truyện, có ghi lại rằng vào năm 1816, vua Gia Long đã hỏi ý kiến Nguyễn Văn Thành về việc lập thái tử. Lúc đó, cháu đích tôn của ông Thành (con hoàng tử Cảnh) là hoàng tôn Đán (Mỹ Đường - 1798-1849) mới 18 tuổi.
Nguyễn Văn Thành đã trả lời rằng theo phép lệ thì nên chọn hoàng tôn Đán làm thái tử, nhưng nếu vua muốn chọn người khác thì ông Thành không có ý kiến gì cả, vì ông tin rằng con không ai sánh được với cha (Đại Nam liệt truyện, tập 2, quyển 21, NXB Thuận Hóa, Huế 2006).
Vậy mà từ nhiều năm qua, vẫn có nhiều bài viết cho rằng cả hai ông Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt đều chống lại việc đưa hoàng tử Đảm lên ngôi thái tử! Điều này gây ngộ nhận, ảnh hưởng đến việc nhận định, đánh giá về một nhân vật lịch sử quan trọng như Tả quân Lê Văn Duyệt
- Vụ án Nguyễn Văn Thuyên
Trong sách Đại Nam thực lục, có kể lại rằng vào tháng 11 AL năm 1800, Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt là hai tướng lĩnh của quân Nguyễn:
“Thành rất thích uống rượu, trước khi ra trận ông tự rót một chén và đưa cho Duyệt. Duyệt từ chối uống, Thành bắt ép, nói: “Hôm nay trời rét, uống một chén cho khỏe!”. Duyệt đáp: “Chỉ có kẻ nhát mới cần rượu để can đảm, còn tôi thì không thấy giặc nào đáng sợ, không cần rượu gì cả”. Thành nghe vậy thấy xấu hổ, nên ghét Duyệt.” (Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, 2002, trang 422).
Người con của Thành là Nguyễn Văn Thuyên, một cử nhân năm 1813. Là con của một quan lớn, lại có tài văn học, nên nhà thường đông khách. Một hôm, Thuyên sai môn hạ tên Nguyễn Trương Hiệu đi rủ hai người bạn ở Thanh Hóa giỏi thơ văn là Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Đức Nhuận, đem theo một bài thơ do Thuyên sáng tác, hai câu cuối là: “Thử hồi nhược đắc sơn trung tể, tá ngã kinh luân chuyển hóa cơ”, tức là “mong có được một tể tướng ở núi rừng, giúp ta thay đổi vận mệnh”.
Vì câu thơ trên có ý phản nghịch nên sau khi được thuộc hạ tâu lại, ông Lê Văn Duyệt buộc lòng phải tâu với vua. Nếu không tâu lên chuyện này, ông sẽ mắc tội khi quân vì biết tội phạm mà không trình báo. Có thể vì chuyện này, nhiều người đã liên kết câu chuyện bất đồng giữa hai ông trước đó với sự kiện này, gây nên sự hiểu lầm cho ông Duyệt.
- Bí ẩn cái chết Nguyễn Văn Thành
Tượng trung quân Nguyễn Văn Thành được thờ vào tháng 5 năm Gia Long thứ 16 (1817) tại một ngôi miếu thuộc Đại Nội Huế
Vụ án Nguyễn Văn Thuyên khiến nhiều quan lại tranh thủ đẩy mạnh tình hình và gây sức ép lên vua Gia Long, muốn vua Gia Long loại trừ Nguyễn Văn Thành khỏi chính sự. Trong khi đó, vua Gia Long vẫn còn bình tĩnh và cân nhắc, không vội vàng giải quyết vấn đề theo ý của họ.
Vua Gia Long vẫn chưa quyết định về án phản nghịch của Nguyễn Văn Thuyên và sự liên quan của Nguyễn Văn Thành. Năm 1816, ông sai đình thần xem xét lại án. Họ lại khẳng định rằng ông Thành có tội “giấu giếm cho con, nói dối vua, làm mộ sai phép, bổ nhiệm người không xứng, và nhiều vi phạm khác, xin trảm phạt”. Vua Gia Long lại yêu cầu bàn lại (Đại Nam thực lục, sđd, trang 930).
Năm 1816, một vụ phản loạn mới bị phát hiện: Lê Duy Hoán, một dòng dõi của nhà Lê, được vua Gia Long ban tước Diên Tự công, bị bắt và giam. Sau hơn nửa năm điều tra, bộ Hình tìm ra rằng Lê Duy Hoán khai rằng Nguyễn Văn Thuyên từng viết thư kích động ông ta làm phản. Vua Gia Long vẫn muốn che chở cho ông Thành, hỏi rằng Nguyễn Văn Thuyên đã chết từ lâu rồi, sao lại có thư cho Lê Duy Hoán? Đình thần nói rằng việc này xảy ra khi Nguyễn Văn Thành còn làm Tổng trấn Bắc Thành.
Lúc này vua Gia Long không còn cách nào để bảo vệ người bạn thân từng chung sống chết với mình nhiều năm. Trước sự thúc giục của đình thần, ông ra lệnh giam Nguyễn Văn Thành.
Nhưng trước khi lệnh được thi hành, ông Thành sau một buổi xét hỏi của đình thần về nhà, gặp Tả Thống chế Thị trung là Huỳnh Công Lý (sách Đại Nam thực lục dẫn trên ghi là Hoàng Công Lý) và nói: “Án đã xong rồi, vua muốn tôi chết, tôi không chết không phải là trung”. Rồi ông đi vào phòng nằm và uống thuốc tự tử (Đại Nam thực lục, sđd, trang 948 -949).
- Có giết chết cha vợ vua Minh Mạng?
Người ta thường nói rằng khi về đến Gia Định thành, Lê Văn Duyệt biết được nhiều tội ác của Huỳnh Công Lý, như tham ô công tiền, hành hạ dân oan. Dựa vào thanh thượng phương bảo kiếm và quyền tiền trảm hậu tấu do vua Minh Mạng ban cho, ông Duyệt liền ra lệnh chặt đầu Lý ngay lập tức. Khi triều đình sai người vào mời Lý về kinh thì đã muộn.
Nhưng những ghi chép của chính sử đã bác bỏ hầu như những chi tiết sai lệch kể trên. Sau khi tra cứu, tổng hợp các tài liệu lịch sử thì trình tự vụ án diễn ra như sau:
- Tả quân Lê Văn Duyệt tiếp nhận tố cáo của binh dân và tâu về triều.
- Vua Minh Mạng ra lệnh tống giam Lý tại Gia Định, cử người ở Bộ Hình vào tận nơi, phối hợp với bộ máy tại địa phương để tra xét.
- Cuối cùng, khi việc xét hỏi hoàn tất, nhà vua ban lệnh xử tử Huỳnh Công Lý.
3. Tả quân Lê Văn Duyệt được thờ ở đâu?
Tháng 7 âm lịch năm 1832, Tả Quân Lê Văn Duyệt mất, được an táng tại làng Bình Hòa (nay là Phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi này còn gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu). Lăng miếu Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được xây dựng và tồn tại gần hai thế kỷ.
Một hình ảnh xưa trước cổng lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu)
Tháng 11 năm 1988, lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia bởi đây là công trình nghệ thuật kiến trúc và trang trí ghi dấu tài năng và quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của các thế hệ nhân dân ở Nam bộ.
Mới đây, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận Lễ hội Khai hạ - Cầu an là Di sản Văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Chính điều này càng tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của khu di tích này đối với nhân dân và du khách.
Đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt trong Lăng Ông Bà Chiểu tại TP Hồ Chí Minh.
Toàn bộ công trình kiến trúc của khu di tích hòa nhập với thiên nhiên. Trong khuôn viên bao quanh lăng miếu, các loại cây tỏa bóng mát quanh năm: bằng lăng, kim diệp, si, dầu, bồ đề,… Trong một thoáng yên tĩnh của phố phường, đứng giữa thiên nhiên xanh mát, bao la ấy, khách tham quan cảm nhận được vẻ trầm mặc của lăng miếu vốn đã cổ kính, uy nghiêm với những lớp ngói ngã màu theo thời gian, cùng với những đồ án trang trí hoành tráng uy nghi và hai ngôi mộ khá đồ sộ của Tả quân và phu nhân Tả quân được song táng theo cổ lệ “Càn Khôn hiệp đức”.
Bên cạnh đó, du khách không thể cưỡng lại trước sự độc đáo của cổng chính vào lăng miếu được thiết kế theo kiểu “tam quan” được xây dựng năm 1949. Hình ảnh cổng tam quan đã từng trở thành biểu tượng của vùng Sài Gòn – Gia Định xưa và của các cuộc lễ hội truyền thống của đồng bào Bình Thạnh ngày nay.
Lăng miếu Tả Quân Lê Văn Duyệt được các lớp cư dân ở Nam bộ trùng tu và mở rộng nhiều lần qua nhiều thời kỳ. Chính vì vậy, đây là một công trình hội tụ các phong cách nghệ thuật kiến trúc và trang trí có sự xen lẫn giữa các yếu tố cổ truyền và hiện đại. Đây là một công trình nghệ thuật ghi dấu những suy nghĩ, những quan niệm về nhân sinh và vũ trụ của cư dân Nam bộ.
>> Nếu bạn muốn tham quan Lăng Ông Bà Chiểu, game-tour "Phúc Thần Gia Định" trên ứng dụng OnTripquest sẽ là hướng dẫn viên online cho bạn. Vừa tham quan, vừa được tiết lộ những điều thú vị bên trong di tích này. Chi tiết:
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.
4. Những lễ hội ở Lăng miếu Tả Quân Lê Văn Duyệt
- Mùng 1,2,3: lễ Tết Nguyên đán
- Mùng 7 tháng Giêng: lễ Hạ Nêu – Khai Hạ
- 60 ngày sau Lập Xuân (tháng Ba): lễ Tết Thanh Minh.
- Mùng 5 tháng Năm: lễ Tết Đoan Ngọ.
- Ngày 30 tháng Bảy, mùng 1 và mùng 2 tháng Tám: lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt.
- Ngày 15 tháng Tám: lễ Tết Trung Thu
- Ngày 25 tháng Chạp: lễ Sắp Ấn (đưa Thần).
- Ngày 30 tháng Chạp: lễ Thượng cờ, lễ rước thần (tức Tả quân Lê Văn Duyệt), lễ Dựng Nêu; lễ đón Giao Thừa, rước lộc đầu xuân.
5. Những lưu ý khi đến Lăng ông
- Trang phục lịch sự
- Giữ trật tự, nghiêm trang khi đến nơi đây
- Có thể mang các vật phẩm để làm lễ, cúng khi đến đây. Hoặc mua ở chợ Bà Chiểu kế bên Lăng Ông rất tiện.
Các trải nghiệm độc lạ ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.