Tại sao người Hoa kinh doanh giỏi?
Mục lục
Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, cộng đồng người Hoa đều chứng tỏ được bản lĩnh kinh doanh và sức ảnh hưởng về kinh tế của mình. Họ đã làm thế nào? Bài học kinh doanh của người Hoa là gì?
1. Giới thiệu về người Hoa
Người Hoa đã hiện diện ở Việt Nam từ rất lâu (từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX), tạo thành một cộng đồng đông đảo qua năm tháng. Theo số liệu năm 2019, dân số người Hoa khoảng gần 750 000 người.
Chợ Bình Tây - chợ nổi tiếng của người Hoa
Từ khi di cư đến Việt Nam, người Hoa đã sinh sống và kết nối thành cộng đồng. Chính cộng đồng này là mạng lưới hoạt động của những hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động tín ngưỡng và đặc biệt là kinh doanh.
2. Những đặc điểm của người Hoa trong kinh doanh
Để có được những thành tựu nổi bật, trở thành người kinh doanh giỏi, người Hoa có nhiều bí quyết, trong đó những bí quyết chính là "Chữ tín", "Cộng đồng" và "Gia truyền".
- Chữ tín
Trong kinh doanh, người Hoa cho rằng có chữ tín là có tất cả. Điều này đã trở thành luật bất thành văn trong hoạt động kinh doanh của họ. Họ còn có câu "Một lần thất tín, vạn lần bất tin" (nghĩa là một lần thất hứa, vạn lần không thể tin được nữa), cho thấy tầm quan trọng của việc giữ chữ tín trong kinh doanh. Nếu bạn lừa gạt đối tác một lần, lần sau họ sẽ không hợp tác, giao dịch làm ăn với bạn nữa. Vậy là bạn mất khách hàng, mất đối tác, và hơn thế nữa là mất lòng tin của họ. Mà mất lòng tin, thì coi như mất tất cả.
Người Hoa còn có câu "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", có ý nghĩa rằng tiếng tăm và thanh danh của bản thân phải rất vất vả mới có được, nhưng để hủy hoại chúng thì rất dễ. Câu nói này như một sự răn đe về việc giữ gìn chữ tín trong các mối quan hệ, nhất là trong quan hệ làm ăn kinh doanh.
Chữ tín cũng là một tiêu chí được xét đến khi nhìn nhận nhân cách của một người, xem họ có được sự tin tưởng và tôn trọng của đối tác hay không. Nếu nghe tin người nào đó thất tín trong làm ăn buôn bán, họ có thể sẽ bị cộng đồng tẩy chay. Vì trong làm ăn, kinh doanh, bạn chỉ có thể hợp tác với những người bạn tin tưởng, muốn hợp tác để cùng phát triển, có lợi nhuận.
- Cộng đồng
"Buôn có bạn, bán có phường" là một trong những câu nói chứng minh tính cộng đồng rất lớn trong hoạt động kinh doanh buôn bán của người Hoa. Họ lập các hội quán để kết nối và giúp đỡ nhau trong các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng và kinh doanh. Các hội quán này hiện vẫn còn rất nhiều tại quận 5, TP HCM.
Ngoài ra, vì tin tưởng nhau, họ còn lập ra các "hội", cho nhau mượn vốn làm ăn. "Hội" thường không có giới hạn về số lượng người tham gia. Hoạt động như một tổ chức vay vốn, mỗi kỳ thành viên sẽ đóng vào một số tiền vào (đóng hội hoặc còn gọi là đóng hụi), nếu có ai muốn rút số tiền chung để trang trải kinh doanh, thì sẽ phải trải 1 khoản cao hơn so với người khác và trả lại dần những kỳ sau.
Hình thức này được xem là có trước hoạt động vay vốn từ ngân hàng. Sau này, người Việt cũng tham gia vào hoạt động này. Có thể thấy, người Hoa không những coi trọng chữ tín, mà cũng rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong kinh doanh buôn bán.
- Gia truyền
Người Hoa rất coi trọng nghề gia truyền (cha truyền con nối), họ luôn có ý thức giữ gìn và phát huy nghề của gia đình, ông cha truyền lại.
Nguồn: Vietnam Is Awesome
- Cần kiệm
Người ta có câu "tiểu phú do cần", có nghĩa là làm ăn có tiền nhưng có phát triển lớn mạnh và bền vững không, là do tính cần kiệm mà ra. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua cách ăn mặc của người Hoa, hầu như rất đơn giản và mộc mạc. Họ sống tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, và rất cân nhắc với các khoản chi dù lớn hay nhỏ. Trong cách sống, họ cũng không phô trương, tỏ ra mình giàu mà luôn kiêm tốn, biết mình biết người.
>> Cùng OnTripquest khám phá quận 5 để hiểu rõ hơn về các phong tục của người Hoa
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
3. Bài học kinh doanh qua câu chuyện quán cháo
- Bài học thứ 1
Phóng viên: Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên: Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Mô hình kinh doanh thành công không nhất thiết phải hoành tráng, chỉ cần đơn giản, hiệu quả, dễ sao chép và nhân rộng là được.
- Bài học thứ 2
Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm: Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Với người thành công thực sự, chức danh không quan trọng.
Nguồn: Trường doanh nhân HBR
- Bài học thứ 3
Phóng viên: Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.
Phóng viên: Ở trong bếp à?
Chủ tiệm: Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Bất kể bạn là ai, muốn thành công lớn bạn phải đi từng bước một, học từ những việc nhỏ nhất.
- Bài học thứ 4
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịệm: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Không cần phải giàu có dư giả mới có thể bắt đầu kinh doanh và mới có khả năng thành công.
- Bài học thứ 5
Phóng viên: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Không phải bộ đồ lịch lãm bạn khoác trên người, mà chính sự thấu hiểu và đồng cảm mới là thứ giữ chân khách hàng.
Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn
- Bài học thứ 6
Phóng viên: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Đừng mất thời gian “đấu trí” với khách hàng.
- Bài học thứ 7
Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Muốn thành công vững bền, phải biết sống giản dị và tiết kiệm.
- Bài học thứ 8
Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người.
- Bài học thứ 9
Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.
Phải biết bỏ cái lợi nhỏ trước mắt để lấy cái lợi lớn lâu dài.
(Nguồn: AlphaBooks)
4. Người Hoa kinh doanh gì?
Người Hoa kinh doanh rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực ăn uống. Những món ăn đậm chất người Hoa có thể nói đến là há cảo, hoành thánh, mì, hủ tiếu,...
Bài viết này đã chia sẻ những bí quyết kinh doanh của người Hoa để trả lời cho câu hỏi "vì sao người Hoa kinh doanh giỏi?". Điều quan trọng nhất không phải chỉ biết những bí ẩn đằng sau thành công của người Hoa trong kinh doanh, mà là áp dụng chúng vào cuộc sống và công việc của mình. Bạn hãy học hỏi và rèn luyện để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, đưa doanh nghiệp của mình đến với những thành công mới và bền vững hơn.
Các trải nghiệm độc lạ ở Sài Gòn:
Giai thoại các tỷ phú Sài Gòn xưa
- Check in những công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi quanh khu vực trung tâm thành phố.
- Tìm hiểu giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa vào thế kỷ thứ XIX - XX.
- Lắng đọng với những nét xưa đã đi vào dĩ vãng.
Điệp vụ Opium
- Bạn sẽ lần lượt ghé thăm các nhà hàng, giải mã các thử thách để tìm ra manh mối, và dần hé lộ chân tướng của nhân vật bí ẩn.
- Tìm đến nơi đã từng là một xưởng thuốc phiện khét tiếng.
- Đến thăm "Khu phố Nhật" trong lòng Sài Gòn.
- Viếng thăm nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn.
Kim Ngọc Mãn Đường - Vàng Bạc Đầy Nhà
- Chiêm bái các vị thần tài.
- Đánh tiểu nhân.
- Ăn món ăn may mắn.
Phúc Thần Gia Định
- Tour khám phá trong khuôn viên của 1 địa điểm là Lăng Ông.
- Phù hợp với các bạn yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.
- Chiêm bái Phúc Thần Gia Định. Xin Phúc Thần chỉ bày cho việc chưa tỏ tường.
- Thưởng lãm khung cảnh di tích văn trang nghiêm bậc nhất ở TP HCM.